Thứ năm,  19/09/2024
Người mở đường vào bản
Người mở đường vào bản
LSO-Nhìn con đường rộng bằng hai cái chiếu đôi, dài hơn 1,5 km nhiều người cứ ngỡ đấy là con đường 135 do Nhà nước mở. Nhưng không, đấy lại là con đường do người cựu chiến binh có cái tên rất “giao thông” Đường Đình Thanh bỏ tiền tự mở. Đáng kính hơn, vì ông không may mắn như mọi người bởi là người lính mang trong mình chất độc đi ô xin.Là người lính trở về địa phương thôn Nà Văng, xã Hòa Bình huyện Văn Quan sau bao nhiêu năm chiến đấu khắp các chiến trường, anh cựu chiến binh Đường Đình Thanh thấy quê mình vẫn vậy, vẫn cái nghèo đeo bám đôi chân. Gia đình anh, hàng xóm của anh ngày ngày vẫn phải men theo con đường đất đỏ rộng cỡ gang tay gánh phân, gánh nước, gánh những bó lúa trĩu vai. Rồi kinh tế phát triển, người xóm ngoài bắt đầu mua máy cày, những chiếc xe máy mới nối đuôi nhau ngược xuôi trong xã. Nhưng riêng xóm anh vẫn nghèo, con đường như một chiếc vòng kim cô siết chặt mọi cố gắng vươn lên làm giàu. Với kinh nghiệm......
Gương làm kinh tế giỏi
Gương làm kinh tế giỏi
LSO-Đến thôn Bàng Trên, xã Thanh Sơn, huyện Hữu Lũng hỏi ông Lương Văn Xiên (55 tuổi) thì ai cũng biết. Bởi ông là một tấm gương sáng của địa phương để mọi người học tập và làm theo trong phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống no ấm.Phát triển mô hình kinh tế đồi rừng ở xã Quảng Lạc, T.p Lạng Sơn - Ảnh: Khánh LyTrò chuyện với ông Lương Văn Xiên, được biết, năm 20 tuổi ông lên đường nhập ngũ, thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc. Đến cuối năm 1980 ông xuất ngũ. Trở về quê hương, ông luôn nung nấu ý định làm một việc gì đó thật sự có ý nghĩa nhằm xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Được bố mẹ để lại cho phần đất đồi khá rộng. Năm 1991 ông bắt tay vào làm kinh tế đồi rừng. Được bạn bè giới thiệu, ông xuống Bắc Giang lấy giống vải thiều về trồng. Ban đầu, ông trồng 20 cây. Do cần cù chăm sóc cây phát triển tốt và cho thu hoạch khá. Nhận thấy có hiệu quả,......
Tuổi cao vẫn hăng say làm kinh tế
Tuổi cao vẫn hăng say làm kinh tế
Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông còn là hội viên Hội NCT gương mẫu, xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, con cháu hiếu thảo, đoàn kết với bà con khối phố. Tận tình giúp đỡ mọi người, có tinh thần xây dựng khu dân cư tiên tiến, xây dựng gia đình văn hóa, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các phong trào của địa phương. Với những thành tích đó ông đã nhiều lần vinh dự được báo cáo điển hình tiên tiến NCT làm khinh tế giỏi tại các hội nghị điển hình tiên tiến NCT thành phố, tỉnh, trung ương và được tặng nhiều bằng khen, giấy khen… Ông thật sự là tấm gương sáng cho nhiều người học tập....
Nữ công an nhân dân làm theo lời Bác
Nữ công an nhân dân làm theo lời Bác
LSO-Gặp chị trong một buổi chiều trung tuần tháng 5/2011, ấn tượng về chị - Đại úy Nguyễn Thị Bích Hạnh, Phó trưởng Công an phường Hoàng Văn Thụ khác hẳn với những gì chúng tôi tưởng tượng. Mặc dù rất bận rộn nhưng chị vẫn vui vẻ dành một khoảng thời gian để chia sẻ với chúng tôi những niềm vui cũng như khó khăn trong công việc.Chị Nguyễn Thị Bích Hạnh sinh năm 1975, dân tộc Kinh, quê ở Sơn Đà, Ba Vì, Hà Tây, nay là Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp THPT, chị xác định vào ngành công an là môi trường để phấn đấu, rèn luyện và phát huy khả năng của tuổi trẻ. Chính vì thế, năm 1995 chị đã quyết tâm thi đỗ vào Trường Trung học Cảnh sát nhân dân I, sau khi ra trường được biên chế vào Đội Cảnh sát kinh tế, Công an thành phố Lạng Sơn. Ngày mới vào nghề, do đặc thù công việc lại ở xa nhà “lạ nước, lạ cái” nên chị Hạnh gặp không ít khó khăn. Chị chia sẻ: Mình đã chọn nghề này nên cũng quyết tâm lắm, nhưng khó khăn từ......
Ý chí vươn lên thoát nghèo của một phụ nữ
Ý chí vươn lên thoát nghèo của một phụ nữ
LSO-Vinh dự được báo cáo tham luận tại Đại hội đại biểu phụ nữ thị trấn Chi Lăng (huyện Chi Lăng) về cá nhân điển hình vươn lên thoát nghèo, chúng tôi cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc rạng ngời trên gương mặt chị Giáp Thị Nhung, trú tại thôn Xóm Ná. Nhưng để có được niềm vui ấy mấy ai biết được quãng thời gian vượt khó vươn lên thoát nghèo của chị.Chị Nhung tâm sự: “Từ năm 1991 chị về làm dâu nhà chồng tại thôn Xóm Ná, gia đình có 2 sào ruộng cấy một vụ nhờ vào “nước trời”, vườn đồi lại có ít, nhà có 5 nhân khẩu thì chỉ có 2 vợ chồng là lao động chính. Mọi chi phí cho gia đình đều trông chờ vào hạt thóc nên gia đình năm nào cũng thiếu ăn từ 5- 6 tháng. Vợ chồng chị than thở nhà mình ăn còn không đủ lấy đâu ra tiền làm nhà, vậy là 5 thành viên hàng ngày trú trong căn nhà 3 gian cũ nát, rộng 40 m2”. Thấy gia đình chị khó khăn, năm 2007, Chi hội Phụ nữ thôn đã đến sửa......
Một cựu chiến binh - Giám đốc năng động
Một cựu chiến binh - Giám đốc năng động
LSO-Ông Nguyễn Thanh Vân, quê ở xã Quang Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa, có 12 năm phục vụ trong quân đội, đã từng là đại đội trưởng trinh sát thuộc Sư đoàn 337, tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc. Tháng 7 năm 1987 ông chuyển ngành về Công ty vật tư nông nghiệp (VTNN) Lạng Sơn, làm trưởng trạm VTNN thị xã, rồi phó giám đốc Công ty. Tháng 1/2004 ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm giám đốc Công ty cổ phần VTNN giữa lúc Công ty đang gặp vô vàn khó khăn: kinh doanh thua lỗ, thiếu vốn, thiếu phương tiện vận chuyển, trụ sở văn phòng đang phải giải tỏa theo dự án nâng cấp đường Lê Lai – Mạc Đĩnh Chi, thiếu kho vật tư, người lao động thiếu việc làm, thu nhập thấp... Trước những khó khăn đó, ông ngày đêm trăn trở làm thế nào tìm được giải pháp tháo gỡ khó khăn, đưa Công ty làm ăn có hiệu quả. Vốn là người năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, ông đã cùng ban lãnh đạo Công ty xây dựng kế hoạch, phương án về tài chính,......
Người cựu chiến binh vươn lên làm giàu
Người cựu chiến binh vươn lên làm giàu
LSO-Tinh thần vượt mọi khó khăn gian khó, dám nghĩ dám làm và ý chí tự lực tự cường là truyền thống và phẩm chất đáng quý người lính. Phát huy tinh thần ấy, ông Dương Văn Điều, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh (CCB) khối 8, phường Vĩnh Trại thành phố Lạng Sơn đã không ngững nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế gia đình.Ông Dương Văn Điều nhập ngũ năm 1973, khi ấy ông 18 tuổi. Sau nhiều năm chiến đấu ở các chiến trường, ông phục viên trở về địa phương năm 1981. Thời gian này ông đã từng làm nhiều nghề. Từ năm 2000, ông bắt đầu xây dựng cơ sở sản xuất gạch xây dựng tại xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc. Do hoạt động kinh doanh chưa đạt hiệu quả kinh tế, năm 2004, ông đã quyết định sang Bằng Tường, Trung Quốc để học hỏi thêm về kinh nghiệm sản xuất gạch. Sau đó, ông trở về mở cơ sở sản xuất gạch tại thôn Bình Cằm, xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn với quy mô 11.700 m2. Hiện nay, cơ sở sản xuất gạch xây dựng của ông......
Người hiệu trưởng ươm những mầm xanh
Người hiệu trưởng ươm những mầm xanh
LSO-Nhẹ nhàng, ân cần, cởi mở, nhiệt tình, luôn quan tâm giúp đỡ mọi người và các đồng nghiệp, đó là lời nhận xét dành cho chị Hoàng Thị Diễm-một nhà giáo giỏi việc nước đảm việc nhà, nguời đã có gần 15 năm gắn bó với nghề..Chị sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hiếu học. Khi đang ngồi trên ghế nhà trường, chị luôn ngoan ngoãn, học giỏi, được thầy cô và bạn bè yêu quý. Từ Năm 1995-1998, chị là sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn, trong 3 năm học tập, rèn luyện tại trường chị luôn tích cực tham gia các hoạt động của trường và luôn đạt danh hiệu sinh viên tiên tiến, sinh viên giỏi. Ra trường và bắt đầu sự nghiệp trồng người từ năm 1998 ở xã Cao Lâu-một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Cao Lộc chị đã dìu dắt bao nhiêu lớp học trò trưởng thành. Từ năm 2001-2010 là Hiệu trưởng trường THCS xã Hải Yến, hơn 10 năm qua chị luôn là người thầy gương mẫu, tích cực học hỏi đồng nghiệp để nâng cao kĩ năng trong hoạt......
Làm giàu từ vườn rừng
Làm giàu từ vườn rừng
LSO-Ở tuổi 60 nhưng bà Chu Thuý Sung ở thôn Quảng Trung 2, xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn, vẫn còn say mê lao động. Bà là một tấm gương phụ nữ đi đầu trong phát triển mô hình kinh vườn rừng, hằng năm có mức thu nhập trên 100 triệu đồng. Bà Chu Thúy Sung đang chăm sóc cây dẻ Trùng KhánhTrước đây công tác ở Công ty chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc Lạng Sơn, năm 1994 được nghỉ hưu về địa phương, nhưng với tính cần cù chịu khó trong lao động bà đã mạnh dạn vay vốn đầu tư 80 triệu đồng mua cây con giống và thuê nhân công lao động cải tạo vùng đất bỏ hoang trở thành một khu vườn rừng trồng cây ăn quả tổng hợp, đem lại nguồn lợi kinh tế cao. Hiện nay gia đình bà có 11,3 ha vườn rừng, trong đó 4,5 ha trồng cây thông đang cho khai thác lấy nhựa, 6,8 ha diện tích đất còn lại bà trồng 4.900 cây ăn quả các loại: vải thiều, hồng Bảo Lâm, trám trắng, cam, quýt và 1.000 cây bầu gió (cây trầm hương). Trong......
Làm giàu trên vùng đất khó
Làm giàu trên vùng đất khó
LSO-Thu nhập kinh tế hộ gia đình từ 80-100 triệu đồng/ năm không phải là việc dễ làm, nhất là ở những xã đặc bỉệt khó khăn. Gia đình chị Triệu Mùi Pham người dân tộc Dao, thôn Nhọt Nặm, xã Công Sơn, huyện Cao Lộc, với mô hình kinh tế phù hợp giúp gia đình thoát nghèo và làm giàu khiến nhiều người phải học hỏi.Triệu Mùi Pham người dân tộc Dao, Công Sơn (Cao Lộc)Ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến gia đình chị là ngôi nhà 2 tầng kiên cố, khang trang, với đầy đủ tiện nghi như ti vi, tủ lạnh, xe máy… cùng với hệ thống chuồng trại quy mô nằm hai bên mặt đường. Theo như đồng chí chủ tịch UBND xã thì đây là ngôi nhà 2 tầng kiên cố được xây đầu tiên ở xã, và là một trong những người Dao đầu tiên từ bỏ tập quán canh tác cũ, đi đầu trong việc áp dụng tiến bộ khoa học theo hướng sản xuất hàng hóa cho thu nhập từ 90-100 triệu đồng/năm. Chị Triệu Mùi Pham chia sẻ, chị sinh năm 1965, xây dựng gia đình năm 1986, sau......