Thứ năm,  19/09/2024
Giám đốc hết lòng vì người lao động
Giám đốc hết lòng vì người lao động
LSO-Đó là anh Nguyễn Hữu Chung, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty Cổ phần Cấp thoát nước (CT CPCTN) Lạng Sơn. Sau khi tốt nghiệp Đại học kiến trúc Hà Nội, chàng trai trẻ Nguyễn Hữu Chung được phân công về công tác tại Xí nghiệp nước máy Lạng Sơn (nay là CT CPCTN). Trong quá trình công tác, anh luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, chấp hành tốt chủ trương, đường lối, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Do vậy, năm 1989, anh được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Xí nghiệp. Năm 1993, Xí nghiệp được đổi thành công ty, anh tiếp tục giữ chức vụ phó giám đốc công ty và từ năm 2002 đến nay, anh giữ chức vụ giám đốc công ty. Ở cương vị công tác mới, anh luôn phấn đấu không ngừng, dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo trong quản lý và điều hành công ty. Vì vậy, công ty do anh đứng đầu luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao, đảm bảo quyền lợi và đời sống cho người lao động. Ngoài nhiệm vụ chính......
Ký ức một thời
Ký ức một thời
LSO-Nghe tiếng cụ từ lâu, nay tôi mới có dịp được gặp. Chúng tôi thật sự ngạc nhiên, mặc dù đã ở lứa tuổi ngót cửu thập niên mà trông cụ vẫn mạnh khoẻ, minh mẫn lạ thường. Đó là cụ Hồ Công Oanh, nguyên Trưởng phòng thu quốc doanh Bộ Tài chính. Sau khi chúng tôi nói lý do xin gặp, cụ bắt đầu kể:“Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, cùng với niềm vui chiến thắng, nhân dân miền Nam đã bắt tay vào xây dựng lại một chính quyền mới, chính quyền XHCN. Khi đó Bộ Tài chính có chủ trương đưa một số cán bộ nòng cốt của ngành biệt phái tăng cường vào miền Nam để xây dựng nền tài chính- kinh tế mới XHCN. Lúc này tôi đang làm Trưởng phòng tài chính thị xã. Biết được chủ trương đó, tôi làm đơn và Ty Tài chính Lạng Sơn chấp thuận ngay, đó cũng là lúc tôi vừa tốt nghiệp đại học. Tôi giữ bí mật không cho gia đình biết, khi có quyết định tôi mới thông báo cho mọi người trong nhà. Bà nhà tôi rất thương......
Nữ "thủ lĩnh" của nông dân
Nữ "thủ lĩnh" của nông dân
LSO-Nói đến chị Mã Thị Lý, Chủ tịch Hội Nông dân xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, người dân nơi đây ai ai cũng biết đến chị, bởi chị là người đã gắn bó với hội viên gần 15 năm nay. Với cương vị Chủ tịch Hội, chị đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau XĐGN; khẳng định vai trò nòng cốt của tổ chức Hội trong các phong trào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.Chị cho biết: “Từ năm 1995, tôi được bầu làm Chủ tịch Hội Nông dân xã, ngày đầu nhận bàn giao từ người tiền nhiệm, duy nhất chỉ có con dấu của tổ chức Hội, không có danh sách hội viên. Hơn nữa hoàn cảnh gia đình của tôi lúc đó rất khó khăn vì mới ra ở riêng, con con nhỏ, nhưng tôi vẫn vững tâm nhận nhiệm vụ và cố gắng học tập, thu xếp công việc gia đình để dồn tâm sức vào việc kiện toàn các chi hội nông dân. Cuối năm 1995, toàn xã có 9 /9 chi hội......
Ánh sáng từ ... Mỏ Tối
Ánh sáng từ ... Mỏ Tối
LSO-Cái tin anh Lê Văn Bèn, dân tộc Nùng, thôn Mỏ Tối, xã Yên Vượng (Hữu Lũng) hiến cho xã 650 m2 đất để xây dựng trường mầm non đã nhanh chóng lan đi khắp xã rồi khắp huyện. Người khen anh, ca ngợi anh cũng lắm mà người bảo anh là “sỹ” là “dại” cũng nhiều. Mỗi khi nghe những lời đàm tiếu như vậy, anh chỉ cười, không nói gì.Tôi ngồi trên xe máy theo anh về nhà và cũng tiện ghé qua thăm “Nhà mầm non tương lai và khu đất hiến” luôn thể. Đường vào thôn Mỏ Tối còn nhiều đoạn “sống trâu”, “sống bò” gập ghềnh khó đi lắm. Có đoạn còn sũng nước, đất bùn nhão nhoẹt, hậu quả của một trận mưa lớn đêm qua. Có chỗ chúng tôi phải xuống xe dắt bộ. Đến một đoạn dốc, bỗng dưng anh dừng xe tắt máy, quay lại nhìn tôi, cười: “Chỗ này cách đây gần chục năm, tôi cõng đứa con thứ hai đi nhà trẻ, đường cũng trơn như hôm nay, bố con tôi bị ngã. Cả hai bố con đều đau, phải quay về, không đi được nữa. Xoa bóp thuốc......
7 năm liền là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
7 năm liền là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
LSO-Nhiệt tình, tận tuỵ, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền phường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn là điều nổi bật của Trung tá Vy Ngọc Chiến, Trưởng Công an phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn.Thực hiện kế hoạch của Công an thành phố, căn cứ vào tình hình của địa phương, trong những năm qua, Trung tá Vy Ngọc Chiến luôn sát cánh cùng với anh em trong đơn vị, chủ động tổ chức triển khai có hiệu quả các mặt công tác phòng chống tội phạm và TNXH. Với sự nỗ lực của cán bộ chiến sĩ, sự phối hợp của Ban bảo vệ dân phố, các đoàn thể và quần chúng nhân dân trên địa bàn, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, TNXH của phường đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2010, Trung tá Vy Ngọc Chiến đã tham mưu cho Đảng uỷ, chính quyền phường, Công an thành phố lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng Công an phường thường xuyên......
Tự hào được tiếp nối truyền thống cha anh
Tự hào được tiếp nối truyền thống cha anh
LSO-“… 5 năm qua, tôi cùng đồng đội đấu tranh có hiệu quả 12 chuyên án và 36 vụ án khác. Bắt 80 tên tội phạm. Thu giữ 1 súng quân dụng, 127 viên đạn, 1.060kg pháo, 1440,4 g hêrôin, 370 viên ma tuý tổng hợp, 360,4 triệu đồng VN giả, 165 nghìn NDT giả... Đó là con số ấn tượng đại uý Vũ Tiến Đức - phó đội trưởng đội trinh sát tuyến, phòng CSĐTTP về TTXH trình bày tại Đại hội thi đua của CA tỉnh vào tháng 3/2010.Anh tâm sự: 13 năm công tác tại đơn vị với bề dày thành tích 2 lần được phong tặng Anh hùng lực lượng VTND và những bậc cha, anh dạn dày kinh nghiệm là vinh dự lớn lao. Vì vậy anh luôn tìm tòi học hỏi ở đồng nghiệp, trau dồi kiến thức pháp luật, nghiệp vụ, rèn luyện võ thuật, áp dụng vào thực tiễn công tác. Với vai trò lãnh đạo đội, anh luôn qui tụ sự đoàn kết, thống nhất của CBCS. Nhờ vậy, hàng năm Đội trinh sát tuyến đều đạt chỉ tiêu công tác đề ra.Với niềm đam mê nghề nghiệp, sẵn sàng giúp......
Bác Sửu làm kinh tế giỏi
Bác Sửu làm kinh tế giỏi
LSO-Bác Hoàng Văn Sửu ở thôn Lạng Giai, xã Nhân Lý, là hội viên người Hội Người cao tuổi (NCT), hội viên Hội CCB, Chủ tịch Hội Đông y xã. Năm nay bác Sửu đã 75 tuổi, nhưng vẫn say mê làm giàu bằng đôi bàn tay và trí óc, sự năng động của bản thân. Gia đình bác Hoàng Văn Sửu, trước đây cũng có hoàn cảnh khó khăn, do đông con, bố mẹ già yếu, ruộng, nương ít nên hằng năm thường thiếu ăn từ 2 – 3 tháng/năm. Năm 1996 Nhà nước có chính sách giao đất đồi rừng cho hộ gia đình có điều kiện làm trang trại, phát triển kinh tế. Được gia đình ủng hộ, bác đã nhận 10 héc ta đồi rừng để quản lý, chăm sóc và phát triển rừng. Ngày đầu gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn sản xuất, nhưng bác không quản ngại.Với phương châm lấy ngắn, nuôi dài, hằng ngày hai vợ chồng bác vào rừng “Bới đất, nhặt cỏ”, phát dọn thực bì, trồng cây lấy gỗ, chăm sóc cây rừng, trồng cây ăn quả, trồng sắn, ngô, nuôi gà, vịt, trâu, bò. Sẵn biết nghề......
Một liên đội trưởng xuất sắc
Một liên đội trưởng xuất sắc
LSO-Trở thành bác sỹ là ước mơ của em Hứa Thị Tú Oanh, một trong 4 đại diện Cháu ngoan Bác Hồ tiêu biểu của tỉnh Lạng Sơn tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ VII năm 2010. Quyết tâm phấn đấu thực hiện ước mơ của mình, Tú Oanh thực sự nỗ lực trong học tập cũng như các hoạt động đoàn – đội.Tú Oanh hiện đang là học sinh lớp 8A1, trường THCS thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình. Với vai trò là lớp phó học tập và chi đội phó của lớp đồng thời là Liên đội trưởng của trường trong nhiều năm liền, Tú Oanh luôn hăng hái tham gia các hoạt động thi đua do nhà trường và ngành giáo dục phát động. Trong học tập, em luôn chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, ngoài những kiến thức trong sách vở ở trường, em còn tìm thêm tài liệu để tham khảo để củng cố nâng cao vốn kiến thức của mình. Nhờ những sự nỗ lực, cố gắng đó 8 năm liền Tú Oanh luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi của trường.......
Anh nông dân làm kinh tế giỏi
Anh nông dân làm kinh tế giỏi
LSO-Về thôn Nà Mò, xã Tân Mỹ, Văn Lãng hỏi thăm ai cũng biết gia đình anh Hoàng Văn Áy, bởi đây là tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi của xã, huyện, do các cấp hội nông dân phát động. Từ một hộ nông dân được coi là nghèo khó, song với quyết tâm, nghị lực và tinh thần học hỏi, dám nghĩ, dám làm, gia đình anh không những vượt qua đói nghèo mà còn vươn lên trở thành giàu có.Nhớ lại, thời gian cách đây 9- 10 năm trở về trước, khi đó gia đình anh còn là một hộ thuần nông, với 6 nhân khẩu, trong đó chỉ có 2 lao động chính, cả nhà chỉ trông vào mấy sào ruộng lúa cấy một vụ, do vậy cuộc sống gia đình gặp không ít khó khăn. Mặc dù gia đình anh có khá nhiều đất đồi rừng, song do không có vốn đầu tư cải tạo nên cái khó vẫn vây quanh gia đình anh. Sau nhiều đêm trăn trở, anh Áy nghĩ mình không thể sống khổ thế này được, anh bàn bạc, thống nhất......
Nguồn lợi từ rừng là rất lớn
Nguồn lợi từ rừng là rất lớn
LSO-Với mong muốn phát triển kinh tế bền vững, anh Hoàng Văn Phong, hội viên nông dân chi hội thôn Cáy Khuế, xã Đình Lập, huyện Đình Lập đã dựa vào tiềm năng thế mạnh của địa phương để xây dựng mô hình sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Nhờ vậy đã có thu nhập từ 70 – 80 triệu đồng mỗi năm.Anh cho biết: “May mắn cho tôi được tiếp cận với dự án trồng rừng Việt – Đức, ban đầu tôi nhận gieo ươm cây giống thông với số lượng ít khoảng vài chục vạn cây, vừa làm vừa học hỏi. Bên cạnh đó, được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ kỹ thuật từ khâu làm đất, trộn phân đến gieo ươm và chăm sóc, nên cây giống đảm bảo chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn”. Vườn ươm của gia đình anh Hoàng Văn PhongĐó là tiền đề bước đầu để anh Phong vững tin vào tương lai; để thực hiện được mong ước của mình, anh Phong đã tích cực học tập nâng cao kiến thức, tham gia nhiều lớp tập huấn về quy trình gieo ươm và trồng rừng. Từ đó......