Thứ sáu,  20/09/2024
Một nông dân vượt khó, làm giàu
Một nông dân vượt khó, làm giàu
LSO-Dám nghĩ, dám làm, vượt qua nhiều khó khăn thử thách, để rồi không chỉ xóa được đói, giảm được nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng cho bản thân mà còn giúp đỡ hỗ trợ cho mọi người làm theo. Đó là anh Nông Văn Lợi sinh năm 1968, dân tộc Nùng, thôn Đồng Ngầu, xã Cai Kinh, huyện Hữu Lũng. Phát triển kinh tế vườn, rừng thế mạnh kinh tế nông nghiệp Chi Lăng - Ảnh: Tư liệuAnh tâm sự, sinh ra trong một gia đình đông anh em, trước những năm 1990 kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, ruộng chỉ có 1,5 mẫu, làm 1 vụ bấp bênh, những năm nắng hạn mất mùa phải đi mua lương thực đến 5-6 tháng. Thời kỳ đó, bản thân đã có ý định chuyển gia đình vào miền Nam làm ăn sinh sống nhưng khi đi khảo sát thực tế về, được anh em, bạn bè tham gia nhiều ý kiến nên anh quyết định ở lại tìm cách phát triển trên chính mảnh đất quê hương mình. Anh đã mạnh dạn đi học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình kinh tế ở nhiều nơi, khi đến......
Anh dũng hy sinh vì sự bình yên của Xứ Lạng
Anh dũng hy sinh vì sự bình yên của Xứ Lạng
LSO-Thứ 7 ngày 25/9/2010, trong khi mọi người còn đang yên giấc ngủ, Trung tá Hứa Văn Tấn, cán bộ Phòng CSĐT tội phạm về ma túy, Công an thành phố Lạng Sơn đã cùng các đồng nghiệp thực hiện kế hoạch đấu tranh chuyên án 910-M, triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Trong cuộc chiến với bọn tội phạm ma túy, với sự dũng cảm, kiên trung của người chiến sỹ công an nhân dân, đồng chí Hứa Văn Tấn đã anh dũng, hy sinh bản thân mình để mang lại sự bình yên cho cuộc sống của nhân dân, để lại sự tiếc thương vô hạn trong lòng đồng chí, đồng đội, bè bạn, gia đình và nhân dân các dân tộc Lạng Sơn.Vào hồi 11h 45’ ngày 25/9/2010, tại thôn Đồn Vang, xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Công an thành phố Lạng Sơn dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Công an tỉnh đã tổ chức thực hiện kế hoạch đấu tranh triệt phá đường dây buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy lớn đặc biệt nguy hiểm từ Bắc Ninh qua......
Người lính cũ tận tuỵ trên "mặt trận" mới
Người lính cũ tận tuỵ trên "mặt trận" mới
LSO-Xã Gia Cát huyện Cao Lộc là một trong những xã có phong trào thu thuế khá nhất trong toàn huyện. Để thu đúng, thu đủ, không bỏ sót lọt nguồn thu, xã đã tăng cường công tác uỷ nhiệm thu. Người đứng đầu phong trào uỷ nhiệm thu ấy là anh Dương Quốc Hiệp, cán bộ phụ trách uỷ nhiệm thu thuế của xã. Anh Hiệp kiểm tra sổ bộ thuếSinh năm 1958, tham gia quân ngũ từ năm 1977, mãi đến năm 1992 anh Dương Quốc Hiệp mới rời quân ngũ. Đến năm 1994, anh xây dựng gia đình và định cư tại quê vợ; xã Gia Cát, huyện Cao Lộc. Là một người lính rời quân ngũ, gia tài chỉ có mỗi chiếc ba lô và quyết tâm vượt khó, anh tham gia Hội Cựu chiến binh xã, làm cán bộ văn hoá xã và làm đủ thứ nghề để hoạt động phong trào, ổn định kinh tế gia đình. Cũng thời điểm bấy giờ, phong trào thu thuế của xã chưa mạnh, nợ đọng hằng năm lớn, nhiều nguồn thu bị bỏ sót, vì vậy rất khó khăn trong việc hoàn thành dự toán. Để củng......
Lão nông làm kinh tế giỏi
Lão nông làm kinh tế giỏi
LSO-Những năm qua, phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - gương sáng” do Hội người cao tuổi (NCT) huyện Bình Gia phát động, luôn được NCT trong toàn huyện nhiệt tình hưởng ứng, nhất là phong trào NCT nêu gương sáng trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Những đóng góp của họ không những đã cải thiện cuộc sống của gia đình mình mà còn là tấm gương và là động lực thúc đẩy mạnh mẽ phong trào thi đua lao động sản xuất, xoá đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng ở địa phương. Một trong những tấm gưởng điển hình đó là ông Hoàng Văn Long, ở thôn Kéo Coong xã Tân Văn. Dù năm nay đã bước sang tuổi 73, nhưng lão nông Hoàng Văn Long vẫn lao động rất hăng say. Không quản nắng hay mưa, hàng ngày ông vẫn miệt mài tay dao, tay cuốc chăm sóc vườn hồi và các loại cây ăn quả khác như hồng, vải thiều, nhãn….trên diện tích 1,2ha vườn đồi của gia đình. Ngoài ra ông còn chăn nuôi thêm đàn gà, hơn 100 con. Chứng kiến cảnh ông Long tuổi đã cao......
Một nông dân làm giàu từ cây quýt
Một nông dân làm giàu từ cây quýt
LSO-Những năm gần đây trên địa bàn huyện Bình Gia xuất hiện khá nhiều mô hình nông dân sản xuất, chăn nuôi giỏi, mang lại thu nhập cao. Đặc biệt là những mô hình phát triển vườn cây ăn quả trong lân, lũng núi đá, mỗi năm cho thu nhập đến vài chục triệu đồng một hộ. Điển hình là mô hình trồng quýt của gia đình anh Hoàng Văn Luân ở thôn Nà Rạ, xã Tô Hiệu. Hiện tại toàn bộ diện tích vườn quýt 1ha, với gần 1 nghìn cây của gia đình anh Luân đều đã cho thu hoạch . Trong 3 năm trở lại đây, năm nào vườn quýt này cũng cho thu hoạch vài tấn quả. Riêng trong năm 2009 vừa qua, gia đình anh Luân đã thu được hơn 12 tấn quả, mang lại khoản thu gần 120 triệu đồng. Để có được vườn quýt như hôm nay thì gần 10 năm trước, khi nhiều người khác mải mê vào rừng chặt gỗ và khai thác những sản phẩm sẵn có từ rừng tự nhiên đem bán thì anh Luân lại miệt mài cuốc hố trồng từng gốc quýt trên diện tích lân, lũng......
Tổng kết cuộc thi viết về gương người tốt, việc tốt
Tổng kết cuộc thi viết về gương người tốt, việc tốt
LSO-Chiều ngày 29/9/2010, Ban tổ chức cuộc thi viết về gương người tốt, việc tốt của tỉnh đã tổ chức tổng kết cuộc thi và trao giải cho các tác giả đạt giải. Đến dự có đồng chí Hứa Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Văn Páo, Giám đốc Sở VH, TT-DL, Chủ tịch Hội VHNT tỉnh, Trưởng ban tổ chức cuộc thi; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng một số văn nghệ sĩ và tác giả tham gia hưởng ứng cuộc thi trên địa bàn tỉnh.Đồng chí Hứa Hạnh phát biểu tại lễ tổng kết, trao giải cuộc thiCuộc thi viết về gương người tốt, việc tốt được phát động từ ngày 14/1/2010 – 30/4/2010, kết thúc thời gian nhận tác phẩm, Ban tổ chức đã nhận được 50 tác phẩm của 23 tác giả. Hầu hết các tác phẩm dự thi đã bám sát thể lệ và mục tiêu của cuộc thi là nhằm biểu dương những cá nhân, tập thể tiêu biểu làm được nhiều việc tốt và đạt được những thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước, học tập, lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ......
Làm giàu nhờ biết ứng dụng KHKT
Làm giàu nhờ biết ứng dụng KHKT
LSO-Hưởng ứng phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, những năm qua nhiều chị em phụ nữ đã nỗ lực vươn lên từ nghèo khó trở thành những tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Trong đó có chị Nguyễn Thị Tuyên, hội viên phụ nữ Khu 2, thị trấn Nông trường Thái Bình, huyện Đình Lập. Nhờ cần cù lao động sáng tạo và biết ứng dụng KHKT vào thực tế đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực, thu nhập hàng năm đạt trên 180 triệu đồng từ mô hình kinh tế đồi rừng.Dựa vào lợi thế đất đai khí hậu của địa phương, năm 1997 chị Tuyên đã mạnh dạn bàn bạc cùng gia đình nhận và khai hoang phục hóa diện tích đất đồi tại km số 15 thuộc thị trấn Nông trường Thái Bình để trồng chè và cây ăn quả. Bước đầu chị cải tạo 3 ha trồng vải thiều, nhãn Hương chi, bưởi Diễm, cam Vinh…Bên cạnh đó chị chuyển dần việc thâm canh cây chè xanh truyền thống sang trồng cây chè......
Người phụ nữ dám đối mặt với thử thách
Người phụ nữ dám đối mặt với thử thách
LSO- Đó là chị Vũ Mai Nhung, Phó Trưởng Ban Đền bù giải phóng mặt bằng, thành phố Lạng Sơn, hiện nay là Trưởng Ban Quản lý chợ Giếng Vuông, thành phố Lạng Sơn. Từ năm 2006 đến nay, trên cả 2 lĩnh vực công tác chị đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được thành phố chọn là một trong 11 cá nhân tiêu biểu tham dự và báo cáo thành tích tại Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lạng Sơn lần thứ III sắp tới. Năm 2007, với cương vị mới là Trưởng Ban Quản lý chợ Giếng Vuông, có vài người bạn thân cho là chị liều và khó thành công, bởi chợ mới được thành lập, cơ sở vật chất còn khó khăn, thiếu thốn, trong khi đó các chợ khác như: Đông Kinh, Kỳ lừa, Chi Lăng đã hoạt động ổn định; nhưng với bản lĩnh vững vàng, chị đã xây dựng phương châm chỉ đạo, đó là: “Luôn đoàn kết thân ái, thực hành tiết kiệm” và thực hiện tốt khẩu hiệu “Một người làm việc bằng hai” để thúc đẩy phong trào thi đua trong đơn vị. Sau đợt phát......
Làm giàu từ trang trại chăn nuôi
Làm giàu từ trang trại chăn nuôi
LSO- Nguyễn Văn Giáp (sinh năm 1984), sinh ra và lớn lên ở thôn Voi Xô, xã Hòa Thắng, huyện Hữu Lũng. Hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, bố mất sớm, các em còn nhỏ, thu nhập chỉ đủ ăn, có việc gì cần đến tiền đều trông vào việc bán thóc gạo của gia đình. Nhà có 3 anh em, Giáp là con cả nên sớm phải gánh vác việc gia đình, anh tâm sự “học hết lớp 9, do hoàn cảnh gia đình, tôi phải nghỉ học ở nhà phụ giúp mẹ làm kinh tế, nuôi các em ăn học“. Trước gia cảnh như vậy, người thanh niên trẻ này đã trăn trở ngày đêm với suy nghĩ làm thế nào để cải thiện cuộc sống gia đình, làm thế nào để mẹ đỡ vất vả hơn, các em có điều kiện học hành tiến bộ. Trước sự trăn trở đó, năm 2000 anh quyết định bắt tay vào xây dựng kinh tế gia đình bằng việc mua gà về nuôi. Tuy nhiên, vì thiếu kiến thức cần thiết về KHKT trong chăn nuôi nên ngay trong lứa gà đầu tiên anh đã bị thất bại.......
Người tự nguyện làm dâu trăm họ
Người tự nguyện làm dâu trăm họ
LSO-Ngồi lẫn với các đại biểu về dự hội nghị là một phụ nữ nhỏ nhắn, khuôn mặt hiền hậu, mắt lấp lánh ánh cười. Đó là chị Phùng Thị Kim trú tại khu Sơn Hà, thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình. Chị Kim vốn xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo khó, lại không được học hành đến nơi, đến chốn, lấy chồng cuộc sống tuy có khá giả hơn nhờ làm ăn chăm chỉ và khéo thu vén nhưng cũng chỉ gọi là đủ ăn. Năm học 2006-2007, Trường Tiểu học thị trấn Na Dương có chủ trương mở thí điểm một lớp bán trú cho 20 học sinh. Nhà trường tổ chức họp phụ huynh, thông báo tìm người nấu ăn cho các cháu. Chị Kim là phụ huynh có con học lớp 2 tại trường, đã tự nguyện nhận công việc này mà không nhận thù lao với suy nghĩ mộc mạc đầy tính nhân văn: “Vì tôi thấy phần lớn học sinh của trường là con em nông dân và con em của những người đi gánh gạch thuê, phải lao động vất vả lại rất nghèo mà tôi thì vẫn có......