Thứ sáu,  20/09/2024

Người thương binh tiêu biểu trong phát triển kinh tế gia đình

LSO-Đó là anh Dương Hữu Chiêm, 58 tuổi, ở thôn Trí Yên, xã Bắc Sơn. Từng là chiến sĩ đặc công trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau nhiều năm trong quân ngũ, anh hoàn thành nhiệm vụ trở về với gia đình. Tại địa phương anh bước ngay vào cuộc chiến mới-Cuộc chiến chống đói nghèo. Là một thương binh hạng 4/4. Với khí phách của người lính, thương binh “tàn nhưng không phế”, nên đã tích cực phát triển kinh tế làm giàu ngay từ mảnh đất quê hương và đã trở thành một điển hình trong phát triển kinh tế của huyện Bắc Sơn. Được sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, năm 18 tuổi, anh Chiêm đã tình nguyện đi bộ đội. Sau thời gian huấn luyện, anh được biên chế vào Đại đội Đặc công thuộc Quân khu 7. Vào những năm tháng khốc liệt của cuộc chiến tranh, không may anh bị thương trong một cuộc chống càn của địch tại chiến trường miền Đông Nam bộ. Đến năm 1977, anh được xuất ngũ trở về với gia đình, tài sản quý giá nhất của người lính...

LSO-Đó là anh Dương Hữu Chiêm, 58 tuổi, ở thôn Trí Yên, xã Bắc Sơn. Từng là chiến sĩ đặc công trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau nhiều năm trong quân ngũ, anh hoàn thành nhiệm vụ trở về với gia đình.
Tại địa phương anh bước ngay vào cuộc chiến mới-Cuộc chiến chống đói nghèo. Là một thương binh hạng 4/4. Với khí phách của người lính, thương binh “tàn nhưng không phế”, nên đã tích cực phát triển kinh tế làm giàu ngay từ mảnh đất quê hương và đã trở thành một điển hình trong phát triển kinh tế của huyện Bắc Sơn.
Được sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, năm 18 tuổi, anh Chiêm đã tình nguyện đi bộ đội. Sau thời gian huấn luyện, anh được biên chế vào Đại đội Đặc công thuộc Quân khu 7. Vào những năm tháng khốc liệt của cuộc chiến tranh, không may anh bị thương trong một cuộc chống càn của địch tại chiến trường miền Đông Nam bộ. Đến năm 1977, anh được xuất ngũ trở về với gia đình, tài sản quý giá nhất của người lính là một chiếc ba lô, bộ quân hàm sỹ quan và chiếc Huân chương Chiến sỹ giải phóng hạng Nhì. Hành trang người lính trở về với đời thường phải đối mặt với muôn vàn khó khăn thử thách; đó là cuộc chiến chống đói nghèo. Sau nhiều năm trăn trở, anh đã quyết định làm giàu trên chính mảnh đất của ông cha để lại. Từ 1 mẫu ruộng, 5 sào nương và 3 ha đất trong lân, anh đã mạnh dạn đầu tư công sức vào sản xuất theo phương châm lấy ngắn nuôi dài, đưa giống lúa mới vào gieo cấy trên diện tích chủ động nước, đất nương, anh trồng thuốc lá, trồng ngô; dành 2 sào ruộng đào ao thả cá; đồng thời phát triển chăn nuôi bò, lợn. Sau 5 năm chuyển đổi cách làm ăn, gia đình anh Chiêm đã có một mô hình kinh tế tổng hợp khá bền vững. Sản xuất lúa, hàng năm đã cho thu hoạch bình quân 3 tấn thóc. Từ thuốc lá mỗi năm cho thu hoạch từ 25-30 triệu đồng; thu nhập từ chăn nuôi bò, lợn, gia cầm, cá mỗi năm khoảng 30 triệu đồng. Nguồn thu lớn nhất của anh từ vườn quýt vàng mỗi năm từ 30-50 triệu đồng. Trừ chi phí, gia đình anh mỗi năm thu nhập từ 120-140 triệu đồng. Có của ăn của để, anh đã sửa chữa nhà ở, mua sắm tiện nghi phục vụ sinh hoạt gia đình, con cái có điều kiện học tập.

Chăn nuôi lợn hộ gia đình ở xã Mai Pha mang lại hiệu quả kinh tế – Ảnh: Lê Minh

Anh Chiêm đã trở thành một điển hình về gương thương binh vượt khó làm giàu trên quê hương Bắc Sơn. Ngoài việc phát triển kinh tế gia đình, anh còn quan tâm giúp đỡ 2 hộ nghèo trong thôn vay vốn không tính lãi mỗi hộ 5 triệu đồng và đứng ra tín chấp với ngân hàng vay vốn cho 2 hộ nghèo phát triển sản xuất; đến nay 2 hộ được anh giúp đỡ đã thoát nghèo. Đối với công tác xã hội, anh tích cực tham gia các tổ chức như: tham gia vào cấp uỷ, HĐND xã và là Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn nhiều khoá. Trong gia đình, anh luôn giáo dục con cái chăm ngoan và nhiều năm đạt danh hiệu gia đình văn hoá. Anh Dương Hữu Chiêm được Hội đồng thi đua khen thưởng huyện đề nghị UBND tỉnh tặng Bằng khen về thành tích thi đua yêu nước giai đoạn 2006-2010.

Phan Cầu