Thứ sáu,  20/09/2024

Cô giáo trẻ yêu nghề

LSO-“Trẻ, năng động, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết trong việc chăm lo cho các cháu; phương pháp giảng dạy có hiệu quả, xứng đáng là tấm gương để các đồng nghiệp noi theo”. Đó là những lời nhận xét mà cô Hoàng Thị Tới, Hiệu phó Trường Mầm non thị trấn Cao Lộc (TMNTTCL) dành cho cô giáo trẻ Cam Thị Thu Huyền.Lớp học nhỏ ồn ào khi cô Tới dẫn tôi đến, nhưng ngay lập tức trở nên yên lặng khi một giọng nói nhẹ nhàng cất lên “Các con ngồi xuống ngoan nào”. Chủ nhân của giọng nói đó là cô giáo trẻ Cam Thị Thu Huyền.Cô giáo Cam Thị Thu Huyền - Ảnh: NNCô giáo Huyền sinh năm 1980, tại Lộc Bình. Vốn thích trẻ con và có đam mê với ngành sư phạm nên sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông cô đã đăng kí thi và đỗ vào Trường Cao đẳng sư phạm nhà trẻ - mẫu giáo Trung ương I. Tốt nghiệp năm 2001 với tấm bằng loại khá, cô từng làm việc tại nhiều trường khác nhau. Đến năm 2004, cô quay trở lại TMNTTCL công tác và...

LSO-“Trẻ, năng động, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết trong việc chăm lo cho các cháu; phương pháp giảng dạy có hiệu quả, xứng đáng là tấm gương để các đồng nghiệp noi theo”. Đó là những lời nhận xét mà cô Hoàng Thị Tới, Hiệu phó Trường Mầm non thị trấn Cao Lộc (TMNTTCL) dành cho cô giáo trẻ Cam Thị Thu Huyền.
Lớp học nhỏ ồn ào khi cô Tới dẫn tôi đến, nhưng ngay lập tức trở nên yên lặng khi một giọng nói nhẹ nhàng cất lên “Các con ngồi xuống ngoan nào”. Chủ nhân của giọng nói đó là cô giáo trẻ Cam Thị Thu Huyền.
Cô giáo Cam Thị Thu Huyền – Ảnh: NN
Cô giáo Huyền sinh năm 1980, tại Lộc Bình. Vốn thích trẻ con và có đam mê với ngành sư phạm nên sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông cô đã đăng kí thi và đỗ vào Trường Cao đẳng sư phạm nhà trẻ – mẫu giáo Trung ương I. Tốt nghiệp năm 2001 với tấm bằng loại khá, cô từng làm việc tại nhiều trường khác nhau. Đến năm 2004, cô quay trở lại TMNTTCL công tác và gắn bó cho tới nay. Mặc dù điều kiện vật chất của nhà trường còn khá nhiều hạn chế như trang thiết bị còn thiếu thốn, đồ dùng dạy học chưa phong phú, diện tích phòng học chưa đảm bảo, chưa có đồ dùng riêng dành cho việc phục vụ trẻ khuyết tật, nhưng cô giáo Huyền đã không ngừng nỗ lực, cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chỉ mới ra trường được 8 năm, và công tác tại TMNTTCL được 6 năm nhưng cô đã đạt được nhiều thành tích rất đáng ghi nhận. Trong đó năm học 2006 – 2007 đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; Năm học 2008 – 2009 đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Ngày 18/3 vừa qua cô được nhận Bằng khen giáo viên dạy giỏi trẻ khuyết tật do Thủ tướng Chính phủ tặng. Bên cạnh đó suốt những năm công tác cô luôn đạt danh hiệu lao động tiên tiến cấp trường, giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện.
Để có được những thành tích trên bên cạnh sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, của các bậc phụ huynh và sự ủng hộ của gia đình, cô Huyền chủ động tự nghiên cứu các tài liệu cũng như phương pháp giảng dạy mới, tích cực học hỏi thêm kinh nghiệm từ đồng nghiệp để trau dồi kiến thức. Mặt khác, do nhà trường luôn được chọn làm thí điểm của các chương trình như chương trình giáo dục mầm non đổi mới, nên đây là cơ hội giúp cô sớm được tiếp cận với việc soạn giáo án điện tử, với hình ảnh nhiều màu sắc, phong phú, đa dạng; Áp dụng chương trình Kidmat với nhiều trò chơi hấp dẫn về các con số, chữ cái để thu hút trẻ, kích thích khả năng tư duy ở trẻ
Yêu nghề và gắn bó với nghề, cô giáo Huyền tâm sự: Bậc học mầm non không giống với các bậc học khác, vì trẻ hầu hết ở độ tuổi từ 3-5 tuổi, rất hiếu động và nghịch ngợm nên để thu hút trẻ thì luôn phải tìm cách đổi mới phương pháp giảng dạy, thay đổi hình thức truyền đạt, lồng ghép một cách hợp lý, nhẹ nhàng sao cho trẻ có thể phát huy được khả năng vận động sáng tạo của mình. Trẻ mẫu giáo rất nhạy cảm với những lời nói của người lớn, chính vì vậy phải thật khéo léo, cẩn trọng trong lời nói cũng như hành động của mình, tránh gây những tổn thương tinh thần cho trẻ. Phải nhìn thấy được những điểm mạnh của trẻ để khen ngợi, động viên tinh thần các em, giúp các em luôn vui vẻ, thoải mái trong quá trình học tập. Những hình thức khuyến khích đơn giản như cắm cờ mỗi ngày, tặng thưởng phiếu bé ngoan vào cuối tuần luôn có tác dụng động viên tinh thần các em. Ngược lại, khi các em mắc lỗi phải gần gũi, quan tâm và khuyên bảo trẻ một cách thật nhẹ nhàng đồng thời kết hợp với phụ huynh giáo dục trẻ tại nhà.
Phương pháp giáo dục trẻ của cô giáo Huyền đã mang lại những kết quả tốt, các em trong lớp không những ngoan, lễ phép mà còn nhận thức rất nhanh nhẹn. Tin tưởng rằng với nền tảng sẵn có, cùng với sức trẻ và những nỗ lực không ngừng của bản thân, cô giáo Huyền sẽ còn làm tốt hơn nữa công tác giảng dạy, cũng như chăm lo cho học sinh trong tương lai. Góp phần nhỏ của mình vào sự nghiệp “trồng người”- những chủ nhân tương lai cho đất nước.

Hoàng Tố Loan