Thứ sáu,  20/09/2024

Anh nông dân làm kinh tế giỏi

LSO-Đó là anh Hoàng Văn Tim, sinh năm 1973 trong một gia đình nông dân nghèo lại đông anh em ở thôn Pác Cáp, xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn. Anh là người nông dân vươn lên thoát khỏi đói nghèo và làm giàu từ mô hình chế biến lâm sản kết hợp với trồng rừng.Năm 1990, anh Hoàng Văn Tim lập gia đình, trong những năm đó đời sống gia đình anh gặp rất nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp thu nhập thấp lại nhiều bấp bênh. Nhà đông anh em, lại phải giúp đỡ cha mẹ nên anh không có điều kiện đến trường, năm 1992 xã tổ chức lớp xoá mù chữ cho bà con tại thôn bản và anh đã chăm chỉ theo học. Học được cái chữ, nhận ra được cuộc sống ở thôn bản mình và gia đình mình còn nghèo, anh bàn với vợ mạnh dạn vay vốn ngân hàng để phát triển chăn nuôi kết hợp với sản xuất nông nghiệp, đời sống phần nào được cải thiện. Năm 2001, được sự giúp đỡ của Hội Nông dân và Ban xoá đói giảm nghèo của xã Quảng Lạc, anh đã...

LSO-Đó là anh Hoàng Văn Tim, sinh năm 1973 trong một gia đình nông dân nghèo lại đông anh em ở thôn Pác Cáp, xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn. Anh là người nông dân vươn lên thoát khỏi đói nghèo và làm giàu từ mô hình chế biến lâm sản kết hợp với trồng rừng.
Năm 1990, anh Hoàng Văn Tim lập gia đình, trong những năm đó đời sống gia đình anh gặp rất nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp thu nhập thấp lại nhiều bấp bênh. Nhà đông anh em, lại phải giúp đỡ cha mẹ nên anh không có điều kiện đến trường, năm 1992 xã tổ chức lớp xoá mù chữ cho bà con tại thôn bản và anh đã chăm chỉ theo học. Học được cái chữ, nhận ra được cuộc sống ở thôn bản mình và gia đình mình còn nghèo, anh bàn với vợ mạnh dạn vay vốn ngân hàng để phát triển chăn nuôi kết hợp với sản xuất nông nghiệp, đời sống phần nào được cải thiện. Năm 2001, được sự giúp đỡ của Hội Nông dân và Ban xoá đói giảm nghèo của xã Quảng Lạc, anh đã vay được số tiền 7 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội, cộng thêm tiền dành dụm được, anh vay thêm của anh em trong gia đình để mua máy xẻ, máy dọc, máy cắt. Từ đó anh mở xưởng chế biến lâm sản, phục vụ cho bà con nhân dân, sản phẩm từ xưởng của anh cũng được nhiều chủ hàng để ý và đặt mua. Xưởng chế biến của anh đã thu hút và tạo công ăn việc làm cho 10 – 15 lao động thường xuyên với thu nhập là 1,5 triệu đồng mỗi tháng, trừ chi phí sản xuất và thuê nhân công hàng năm anh thu được 50 – 60 triệu đồng. Đời sống của gia đình anh được nâng lên rõ rệt, căn nhà đất đã được thay thế bằng nhà 2 tầng với đầy đủ tiện nghi, ti vi, tủ lạnh, xe máy. Chưa dừng lại ở đó, anh Tim suy nghĩ việc ở xưởng chế biến lâm sản vẫn thiếu phương tiện chuyên chở, anh lại dùng tất cả số vốn của gia đình và vay thêm 100 triệu đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mua ôtô bán tải 2,35 tấn phục vụ cho xưởng và chở thuê cho nhân dân địa phương. Năm 2007, anh đã trả được toàn bộ số tiền vay từ ngân hàng và anh em và tăng thu nhập cho gia đình. Anh suy nghĩ, Quảng Lạc là xã ngoại thành, sản xuất nông lâm nghiệp là chính, nhận thấy địa hình thôn là đất đồi rừng, gia đình anh mua thêm 12 ha rừng, sau mùa gặt hái, anh thuê bà con trong thôn làm đường vào rừng, phát dọn và đào hố trồng cây. Anh Tim vui mừng cho biết: “Hiện nay, 12 ha rừng của gia đình tôi đã được trồng xong với 20.000 cây các loại như: thông, keo mỡ, bạch đàn, sa mộc, lát. Ở những sườn đồi thấp, tôi cho trồng kết hợp ngô, khoai, sắn, đỗ xanh…. để dùng cho chăn nuôi”.

Từ một nông dân không biết chữ, với nghị lực và quyết tâm học hỏi của mình, anh Tim đã đem lại cho gia đình cuộc sống đầy đủ, ấm no, góp phần xây dựng quê hương thêm khởi sắc. 5 năm liền anh vinh dự được UBND xã Quảng Lạc trao tặng giấy khen. Tháng 5 năm 2010, anh một lần nữa được UBND xã xét tặng danh hiệu điển hình tiên tiến và phấn khởi được cử đi dự hội nghị điển hình tiên tiến cấp Thành phố.

Đặng Hường