Thứ sáu,  20/09/2024

Người thương binh quyết chí làm giàu

LSO-Đó là ông Hướng Văn Thái 61 tuổi, dân tộc Nùng ở thôn Bến Lường, xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng. Nhập ngũ năm 1972, ông đã từng tham gia nhiều chiến dịch lớn ở miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là thương binh 4/4. Năm 1976 xuất ngũ về địa phương, ông tham gia gánh vác nhiều việc cho làng cho xã: Bí thư đoàn thanh niên đến phó chủ nhiệm, chủ nhiệm hợp tác xã, rồi trưởng thôn Bến Lường. Ở cương vị công tác nào ông cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ, được tặng nhiều bằng khen, giấy khen. Năm 2004 ông nghỉ không tham gia công việc làng xã và tập trung vào xây dựng kinh tế gia đình. Nghe đài, đọc báo nói về những tấm gương làm kinh tế giỏi ở các nơi ông mê lắm. Sau bao ngày đêm trăn trở, suy nghĩ cuối cùng ông chọn mô hình VACR, mà C là “mũi nhọn”. Được vợ con ủng hộ, ông đã dồn tất cả vốn liếng của gia đình tích cóp được trong nhiều năm qua để thực hiện việc này. Việc đầu tiên là thuê máy ủi...

LSO-Đó là ông Hướng Văn Thái 61 tuổi, dân tộc Nùng ở thôn Bến Lường, xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng. Nhập ngũ năm 1972, ông đã từng tham gia nhiều chiến dịch lớn ở miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là thương binh 4/4.
Năm 1976 xuất ngũ về địa phương, ông tham gia gánh vác nhiều việc cho làng cho xã: Bí thư đoàn thanh niên đến phó chủ nhiệm, chủ nhiệm hợp tác xã, rồi trưởng thôn Bến Lường. Ở cương vị công tác nào ông cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ, được tặng nhiều bằng khen, giấy khen. Năm 2004 ông nghỉ không tham gia công việc làng xã và tập trung vào xây dựng kinh tế gia đình. Nghe đài, đọc báo nói về những tấm gương làm kinh tế giỏi ở các nơi ông mê lắm. Sau bao ngày đêm trăn trở, suy nghĩ cuối cùng ông chọn mô hình VACR, mà C là “mũi nhọn”. Được vợ con ủng hộ, ông đã dồn tất cả vốn liếng của gia đình tích cóp được trong nhiều năm qua để thực hiện việc này. Việc đầu tiên là thuê máy ủi đào được 3 cái ao có diện tích mặt nước trên 1000m2 và huy động tối đa sức lao động sẵn có của gia đình, thuê hàng trăm ngày công san lấp mặt bằng để xây dựng cơ sở này. Những vạt đồi cao và dốc thì trồng cây lấy gỗ như keo, bạch đàn. Trên bờ ao thì trồng chuối, khoai lang và sắn, vừa để có lương thực ăn lúc giáp hạt, vừa để có thức ăn chăn nuôi.
Thời kỳ đầu ông nuôi 20 con lợn nái và 100 con lợn thịt. Vì chưa có kinh nghiệm nên lãi cũng ít. Đã vậy, năm 2008 lại bị một đợt dịch tai hại, số lợn nái chết gần hết. Gần 100 con lợn thịt đang đẹp như tranh vẽ cũng lần lượt lăn đùng ra. Năm đó gia đình ông thiệt hại gần 300 triệu đồng.
Như vậy là chương trình chăn nuôi của ông Thái gần như trở về “vạch xuất phát”. Vợ ông tiếc của, buồn lắm. Ông động viên vợ và tự an ủi mình, rồi hạ quyết tâm: “thua keo này ta bày keo khác”, nhất định phải thắng. Rồi ông chuyển hướng sang nuôi lợn rừng, dồn vét hết số tiền còn lại của gia đình và vay thêm của bà con họ hàng để mua 15 con lợn nái và 90 con lợn thịt. Không ngờ nuôi lợn rừng rất dễ không khó như lúc đầu ông tưởng. Năm 2010, từ vài chục con lợn giống, gần 1 tấn lợn rừng thịt, trừ chi phí các khoản ông thu lãi 150 triệu đồng. Ấy là chưa kể tiền bán cá và các khoản thu “lặt vặt” khác nữa. Ông cho biết từ năm 2009 trở lại đây, thu nhập từ VACR, trừ chi phí các khoản, ông còn thu lãi gần 200 triệu đồng/năm.

Ông Hướng Văn Thái là thương binh, tuổi đã cao mà có chí làm giàu. Từ chỗ kinh tế khó khăn, đến nay đã trở nên giàu có nhất nhì ở thôn Bến Lường.

Trương Thọ