Thứ sáu,  20/09/2024

Làm giàu từ hai bàn tay trắng

LSO-Ông Lộc Văn Liệu thôn Pò Vèn, xã Đồng Bục, huyện Lộc Bình là một nông dân cần cù lao động và làm giàu nhờ kết hợp mô hình chăn nuôi và trồng trọt, có mức thu nhập từ 80 đến 100 triệu đồng/năm. Ông là một nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của xã và huyện. Xuất thân trong một gia đình làm nông nghiệp lâu năm, ông Lộc Văn Liệu đã có không ít kinh nghiệm trong việc sản xuất lúa, trồng màu, chăn nuôi và trồng rừng. Từ chỗ không có đồng vốn để sản xuất, năm 1994 thông qua Hội Nông dân xã, ông được vay 500.000 đồng từ Ngân hàng CSXH huyện. Với sự cần cù chịu khó và năng động trong cách nghĩ, cách làm ông đã nuôi lợn thịt, cho xuất chuồng 12 con/năm, ngoài ra ông trồng 3 sào dưa hấu. Bằng số vốn và lãi quay vòng từ chăn nuôi, trồng trọt, nắm bắt được thị trường mua bán lợn giống năm 2004 ông đã mở rộng quy mô chăn nuôi, nuôi thêm 2 con lợn nái, mỗi năm cho xuất chuồng 40 con lợn giống. Với số lãi tích...

LSO-Ông Lộc Văn Liệu thôn Pò Vèn, xã Đồng Bục, huyện Lộc Bình là một nông dân cần cù lao động và làm giàu nhờ kết hợp mô hình chăn nuôi và trồng trọt, có mức thu nhập từ 80 đến 100 triệu đồng/năm. Ông là một nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của xã và huyện.
Xuất thân trong một gia đình làm nông nghiệp lâu năm, ông Lộc Văn Liệu đã có không ít kinh nghiệm trong việc sản xuất lúa, trồng màu, chăn nuôi và trồng rừng. Từ chỗ không có đồng vốn để sản xuất, năm 1994 thông qua Hội Nông dân xã, ông được vay 500.000 đồng từ Ngân hàng CSXH huyện.
Với sự cần cù chịu khó và năng động trong cách nghĩ, cách làm ông đã nuôi lợn thịt, cho xuất chuồng 12 con/năm, ngoài ra ông trồng 3 sào dưa hấu. Bằng số vốn và lãi quay vòng từ chăn nuôi, trồng trọt, nắm bắt được thị trường mua bán lợn giống năm 2004 ông đã mở rộng quy mô chăn nuôi, nuôi thêm 2 con lợn nái, mỗi năm cho xuất chuồng 40 con lợn giống. Với số lãi tích góp được từ chăn nuôi ông Liệu đã mua thêm đất ruộng để trồng màu đến nay gia đình ông đã có 1,5 mẫu đất trồng màu.
Từ những năm 1995 đến 1998, ông đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp từ trồng lúa nước sang trồng các loại hoa màu như: cây dưa hấu, khoai tây và củ đậu. Lúc bầy giờ, ông là hộ tiên phong trong việc chuyển đổi cây trồng của xã, đặc biệt là việc đưa cây củ đậu vào trồng. Nhờ tích cực học tập kỹ thuật trồng cây củ đậu và chăn nuôi qua một số lớp tập huấn tại địa phương, từ đó đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm để áp dụng hiệu quả vào gia đình.
Với quỹ đất hơn 1 mẫu, từ năm 1995 đến nay, hệ số vòng quay đất của gia đình ông luôn đạt trừ 2,5 đến 3 vòng/năm trong đó chủ yếu trồng cây củ đậu. Song song với trồng màu, ông còn trồng được 2 ha rừng thông hiện đang cho thu hoạch; mỗi năm nuôi và xuất chuồng 150 con vịt/năm; xuất 2 tạ cá các loại. Hàng năm, trừ chi phí đi gia đình ông có tổng thu nhập từ 80 đến 100 triệu đồng. Nhờ đó cuộc sống gia đình ông cũng khá giả, nuôi 3 con ăn học đầy đủ.

Nhờ cần cù chịu khó, ham học hỏi, mô hình phát triển kinh tế tổng hợp VACR khép kín của gia đình, nhiều năm liền ông Liệu được bình chọn là nông dân sản xuất giỏi cấp xã, cấp huyện; nhiều năm liền là gia đình văn hóa. Không chỉ nhạy bén trong phát triển kinh tế ông còn là một phó bí thư chi bộ, chi hội trưởng nông dân, tổ trưởng tổ vay vốn thôn năng động, nhiệt tình và luôn sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm vốn có, hướng dẫn kĩ thuật… cho các hội viên nông dân trong thôn để họ học tập.

Thanh Hương