Thứ sáu,  20/09/2024

Làm giàu từ thú chơi thanh cảnh

LSO-Ở xã Vũ Lễ nói riêng và huyện Bắc Sơn nói chung, nhiều người biết đến ông Nguyễn Văn Quyền, một lão nông, một cựu chiến binh đã gần đến cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng hàng ngày vẫn cặm cụi tỉa cành, tạo thế cho cây. Ông làm việc đó đã bao năm nay với tất cả niềm say mê thú chơi thanh cảnh. Và niềm say mê đó đã đem đến cho ông và gia đình một cuộc sống khá giả với hàng trăm cây xanh trị giá hàng tỷ đồng thường trực trong vườn nhà.Sinh năm 1946, năm 23 tuổi, ông Quyền lên đường nhập ngũ, tham gia chiến đấu tại Sư đoàn 571, Quân khu Trị Thiên. Sau 9 năm quân ngũ, ông chuyển ngành về Lâm trường Bắc Sơn. Năm 1981, được Nhà nước phân hơn 4 sào đất, ông vừa công tác vừa trồng rừng và các loại cây ăn quả để có thêm thu nhập. Trong quá trình trồng rừng, ông rất thích thú với các loại cây cảnh và bắt đầu lấy cây ở rừng về trồng. Năm 1991, nghỉ hưu, ông dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu về cách trồng...

LSO-Ở xã Vũ Lễ nói riêng và huyện Bắc Sơn nói chung, nhiều người biết đến ông Nguyễn Văn Quyền, một lão nông, một cựu chiến binh đã gần đến cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng hàng ngày vẫn cặm cụi tỉa cành, tạo thế cho cây. Ông làm việc đó đã bao năm nay với tất cả niềm say mê thú chơi thanh cảnh. Và niềm say mê đó đã đem đến cho ông và gia đình một cuộc sống khá giả với hàng trăm cây xanh trị giá hàng tỷ đồng thường trực trong vườn nhà.
Sinh năm 1946, năm 23 tuổi, ông Quyền lên đường nhập ngũ, tham gia chiến đấu tại Sư đoàn 571, Quân khu Trị Thiên. Sau 9 năm quân ngũ, ông chuyển ngành về Lâm trường Bắc Sơn. Năm 1981, được Nhà nước phân hơn 4 sào đất, ông vừa công tác vừa trồng rừng và các loại cây ăn quả để có thêm thu nhập. Trong quá trình trồng rừng, ông rất thích thú với các loại cây cảnh và bắt đầu lấy cây ở rừng về trồng. Năm 1991, nghỉ hưu, ông dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu về cách trồng và chăm sóc cây cảnh. Ông có nhiều bạn có cùng sở thích và am hiểu về cây cảnh. Đây cũng là động lực thôi thúc ông bươn trải, đi nhiều nơi học tập và nhân rộng các loại cây trong vườn. Từ cách sử dụng các dụng cụ như van, tời đến cách tạo thế, tạo dáng, uốn cây… tất cả các công đoạn trên tưởng chừng dễ nhưng không hề đơn giản, mà đòi hỏi một sự tỉ mỉ, một đầu óc nghệ thuật và cần nhất vẫn là một niềm đam mê. Từ những cây con khẳng khiu ở rừng qua bàn tay chăm sóc của ông đã trở thành những cây xanh trong chậu đá có hình rồng, phượng, phúc-lộc-thọ… Vừa trồng cây cảnh, vợ chồng ông vừa nuôi thêm hàng trăm con gà đẻ trứng, chim bồ câu và nuôi cá trắm, chép… Mỗi năm gia đình ông thu nhập bình quân trên 80 triệu đồng. Ông Quyền cho biết, vườn cây cảnh gần 4 sào của ông vừa rồi đã có người trả gần 1 tỷ đồng nhưng ông chưa bán vì ông muốn để lại làm quà cho con cháu sau này. 3 người con của ông hiện nay đều đã trưởng thành và có gia đình riêng. Ông bàn giao lại cây cảnh cho con trai quản lý.

Ông Nguyễn Văn Chất, Chủ tịch Hội CCB xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn cho biết, ông Quyền là một cán bộ hội CCB, một công an viên của xã. Tuy là hội viên cao tuổi nhất nhưng ông luôn nhiệt tình tham gia công tác hội, được anh em tín nhiệm, hàng xóm, láng giềng tin yêu. Vườn rừng, cây cảnh của ông là một mô hình kinh tế tiêu biểu, xứng đáng để các hội viên và quần chúng nhân dân học tập, nhân rộng.

Ngọc Hiếu