Thứ sáu,  20/09/2024

Người nông dân làm giàu từ nuôi cá

Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông Chao còn thường xuyên tuyên truyền, vận động, giúp đỡ về kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi trồng cho những hộ khó khăn để cùng nhau phát triển sản xuất, chăn nuôi. Ông Phan Văn Hằng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hợp Thành cho biết: Mông Sỉ Chao là tấm gương nông dân năng động làm kinh tế giỏi, xứng đáng cho các hội viên học tập. Từ hai bàn tay trắng, ông Chao đã học hỏi kinh nghiệm, xây dựng và phát triển thành công mô hình kinh tế vườn - ao - chuồng - rừng, nâng cao đời sống vật chất của gia đình. Trong nhiều năm liền, ông Chao đều đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, được Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua của Hội Nông dân Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010.

LSO-Với bản tính kiên trì, cần cù, tích cực học hỏi, áp dụng các biện pháp KHKT vào chăn nuôi, những năm qua, hội viên nông dân Mông Sỉ Chao ở thôn Phai Luông, xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc đã thành công với mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng trọt, chăn nuôi, tạo ra mô hình kinh tế ổn định. Mô hình đã được nhiều bà con học tập và làm theo.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo khó, ông Mông Sỉ Chao đã thấm nhuần nỗi vất vả của người nông dân “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Từ đó ông nuôi chí và quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Ông đã kiên trì, đi nhiều nơi, tham quan học hỏi các mô hình kinh tế hiệu quả cao. Năm 2002, ông quyết định xây dựng mô hình chăn nuôi cá. Chưa có vốn, ông vay mượn anh em, bạn bè gần 100 triệu đồng để thuê máy xúc, biến ruộng thành ao thả các loại cá giống như: cá chép, cá trắm, cá mè… Những năm đầu, bình quân mỗi năm gia đình ông thu được gần 50 triệu đồng trên diện tích 1 ha mặt nước. Bà Lương Thị Phương, cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Cao Lộc cho biết: nhận thấy ông Chao rất tâm huyết với nghề nuôi trồng thủy sản nên huyện đã mời ông tham gia các lớp tập huấn. Từ đó, ông đã áp dụng kỹ thuật, đầu tư xây dựng ao nuôi cá, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Để chăn nuôi cá đạt hiệu quả, theo ông Chao thì kinh nghiệm và kỹ thuật chăn nuôi rất quan trọng. Người nuôi phải có quyết tâm, ý chí làm giàu, tích cực học hỏi và tham gia các lớp tập huấn khuyến ngư để áp dụng kỹ thuật vào nuôi cá. Ví như đầu tiên cần chọn con giống sạch bệnh, khỏe mạnh và kích cỡ tương đương nhau để thả nuôi cùng ao. Đồng thời, thường xuyên theo dõi và chăm sóc đàn cá để phát hiện dịch bệnh, có những biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, cần phải xử lý tốt ao đầm, cách 15 ngày thì thay nước một lần. Sau mỗi đợt thu hoạch cá, tiến hành cải tạo ao rắc vôi bột khử trùng, đảm bảo nguồn nước sạch, giúp đàn cá phát triển tốt và sinh sản ổn định. Nhờ đó, những năm gần đây, gia đình ông thu được hơn 100 triệu đồng/năm. Đời sống vật chất và tinh thần của gia đình được nâng cao. Ngoài ra, trên diện tích đất của gia đình, ông Chao còn mở rộng nuôi được 100 con vịt siêu trứng kết hợp nuôi 2 lứa lợn, mỗi lứa từ 12 đến 15 con/năm. Tận đụng đất đồi, ông trồng 1 vạn cây hồng, 1 vạn cây thông hàng chục năm tuổi. Từ việc phát triển đa dạng các loại hình chăn nuôi, trồng trọt, trừ chi phí mỗi năm gia đình ông thu về gần 150 triệu đồng.
Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông Chao còn thường xuyên tuyên truyền, vận động, giúp đỡ về kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi trồng cho những hộ khó khăn để cùng nhau phát triển sản xuất, chăn nuôi. Ông Phan Văn Hằng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hợp Thành cho biết: Mông Sỉ Chao là tấm gương nông dân năng động làm kinh tế giỏi, xứng đáng cho các hội viên học tập. Từ hai bàn tay trắng, ông Chao đã học hỏi kinh nghiệm, xây dựng và phát triển thành công mô hình kinh tế vườn – ao – chuồng – rừng, nâng cao đời sống vật chất của gia đình. Trong nhiều năm liền, ông Chao đều đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, được Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua của Hội Nông dân Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010.

Ngọc Hiếu