Thứ năm,  19/09/2024

Chị Thức phát triển kinh tế gia đình nhờ chăn nuôi

LSO-Trong những năm gần đây, trên địa bàn xã Tràng Phái huyện Văn Quan có rất nhiều người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng với các mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Một trong số các mô hình chăn nuôi đem lại thu nhập khá ổn định ở Tràng Phái là mô hình nuôi lợn thịt, lợn nái của gia đình chị Lành Thị Thức, thôn Túng Nọi, xã Tràng Phái. Sau khi lập gia đình ra ở riêng, hai vợ chồng chị đã xác định mình là người xuất thân từ nhà nông nên phải lấy trồng trọt, chăn nuôi làm gốc và chị bắt đầu khởi nghiệp bằng việc chăn nuôi lợn. Tuy nhiên ban đầu, do nguồn vốn của gia đình eo hẹp, thêm vào đó lại không có kỹ thuật, nên chị chỉ chăn nuôi theo phương pháp truyền thống, không mang lại hiệu quả kinh tế. Vì vậy chị quyết định mở rộng chuồng trại, tham khảo kỹ thuật nuôi lợn trên sách, báo và các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như kinh nghiệm chăn nuôi của các...

LSO-Trong những năm gần đây, trên địa bàn xã Tràng Phái huyện Văn Quan có rất nhiều người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng với các mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Một trong số các mô hình chăn nuôi đem lại thu nhập khá ổn định ở Tràng Phái là mô hình nuôi lợn thịt, lợn nái của gia đình chị Lành Thị Thức, thôn Túng Nọi, xã Tràng Phái.
Sau khi lập gia đình ra ở riêng, hai vợ chồng chị đã xác định mình là người xuất thân từ nhà nông nên phải lấy trồng trọt, chăn nuôi làm gốc và chị bắt đầu khởi nghiệp bằng việc chăn nuôi lợn. Tuy nhiên ban đầu, do nguồn vốn của gia đình eo hẹp, thêm vào đó lại không có kỹ thuật, nên chị chỉ chăn nuôi theo phương pháp truyền thống, không mang lại hiệu quả kinh tế. Vì vậy chị quyết định mở rộng chuồng trại, tham khảo kỹ thuật nuôi lợn trên sách, báo và các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như kinh nghiệm chăn nuôi của các gia đình khác. Từ năm 2010 với nguồn vốn tích lũy được và vay thêm vốn Ngân hàng chính sách xã hội thông qua tổ chức hội phụ nữ xã, chị đã mạnh dạn xây lại hệ thống chuồng trại và mua được 5 con lợn thịt, 1 con lợn nái về nuôi. Sau 1 năm, lợn nái đẻ được 9 con, mỗi năm đẻ 2 lứa, chị không đem bán lợn con mà để nuôi. Vì vậy tổng đàn lợn của gia đình chị lúc nào cũng có gần 20 con lợn thịt. Mỗi năm cho xuất chuồng 2 lứa, mỗi lứa thu nhập được khoảng 30 triệu đồng. Chị sử dụng vốn đó để quay vòng chăn nuôi.

Từ mô hình nuôi lợn tại gia đình, chị đã xây dựng hầm Biogas trị giá 30 triệu đồng vừa không gây ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra chất đốt giúp gia đình đun nấu, thắp sáng phục vụ cuộc sống. Để chăn nuôi được thuận lợi, gia đình chị còn đầu tư mua máy xát thóc, nghiền ngô phục vụ sinh hoạt hàng ngày cũng như nhu cầu xay xát của bà con xung quanh. Bên cạnh đó chị còn phát triển trồng rừng và làm thêm 3 sào ruộng, 7 sào vườn tăng thêm nguồn thu nhập. Nhờ nuôi lợn kết hợp trồng trọt mà gia đình chị hiện nay đã khá giả hơn trước, có của ăn của để, nuôi con ăn học.

Ngọc Khoa - Hoàng Hiền