Thứ sáu,  20/09/2024

Người của núi rừng

LSO-Dáng người thấp đậm, rắn chắc, giọng nói oang oang như lệnh vỡ và trên môi luôn thường trực nụ cười, ít ai ngờ người đàn ông ấy đã 66 tuổi. “Có lẽ là do lao động nhiều lại hay ở chốn núi rừng, không khí thanh sạch nên tôi vẫn giữ được sự trẻ trung”, ông Hoàng VănTạt, thôn Nà Han, xã Tân Thanh vừa cười vừa nói khi mở đầu câu chuyện.Chuyện đời, chuyện ngườiTheo dòng câu chuyện, ông Tát vừa rót nước, vừa nhỏ to tâm sự: sinh ra ở vùng biên cương, thôn Nà Han quê ông xung quanh được bao bọc bở đồi núi, mở mắt ra là thấy một màu xanh ngút ngát, tai thấy tiếng chim kêu ríu rít nên từ bé ông đã yêu và gắn bó với núi rừng. Nhưng có một thời, cách đây hơn hai chục năm, khi còn bao cấp, cái đói, cái nghèo, cái khổ luôn bám lấy thôn Nà Han như cái nợ tiền kiếp. Vậy là phải khai phá rừng, núi để trồng cây ngô, cây sắn mong kiếm cái ăn. Vậy mà, cái đói, cái nghèo vẫn tồn tại. Cây cối thì đã bị...

LSO-Dáng người thấp đậm, rắn chắc, giọng nói oang oang như lệnh vỡ và trên môi luôn thường trực nụ cười, ít ai ngờ người đàn ông ấy đã 66 tuổi. “Có lẽ là do lao động nhiều lại hay ở chốn núi rừng, không khí thanh sạch nên tôi vẫn giữ được sự trẻ trung”, ông Hoàng VănTạt, thôn Nà Han, xã Tân Thanh vừa cười vừa nói khi mở đầu câu chuyện.
Chuyện đời, chuyện người
Theo dòng câu chuyện, ông Tát vừa rót nước, vừa nhỏ to tâm sự: sinh ra ở vùng biên cương, thôn Nà Han quê ông xung quanh được bao bọc bở đồi núi, mở mắt ra là thấy một màu xanh ngút ngát, tai thấy tiếng chim kêu ríu rít nên từ bé ông đã yêu và gắn bó với núi rừng. Nhưng có một thời, cách đây hơn hai chục năm, khi còn bao cấp, cái đói, cái nghèo, cái khổ luôn bám lấy thôn Nà Han như cái nợ tiền kiếp. Vậy là phải khai phá rừng, núi để trồng cây ngô, cây sắn mong kiếm cái ăn. Vậy mà, cái đói, cái nghèo vẫn tồn tại. Cây cối thì đã bị mất sạch, rừng núi trơ trọi toàn đá sỏi, con chim không có nơi làm tổ chao cánh ra đi. Mắt không thấy cây rừng, tai không nghe tiếng con chim, ông thấy buồn lắm nhưng lực bất tòng tâm. Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các chương trình xóa đói giảm nghèo, xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ đời sống dân sinh như: chương trình 135, 120, 134 đã mở mang đường xá, điện thắp sáng, trường học, trạm y tế, nước sạch…Đời sống bà con trong xã, trong thôn dần dần khá lên, trẻ em được đến trường học chữ, người bệnh được cấp thuốc, chữa bệnh, điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt, người dân được tiếp cận các kiến thức, tiến bộ khoa học kỹ thuật, biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, biết thâm canh tăng vụ, biết bắt đất đẻ ra tiền để không chỉ xóa đói giảm nghèo mà còn làm giàu nữa vì vậy chuyện phá rùng phá núi làm nương rẫy giảm hẳn, cây cối mọc trở lại, nhưng chỉ là những loại cây tạp, cây bụi, cỏ giàng giàng.
Thành quả lao động
Là người cũng được ăn học đầy đủ, vì vậy, ông Tạt cũng đã có thời gian làm chủ tịch Hội Nông dân xã. Trong thời gian công tác, có điều kiện ông luôn chú ý học hỏi, tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các mô hình sản xuất kinh tế từ đồi rừng. vì vậy, năm 2003, ông đã nung nấu quyết tâm: Phải làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình, đem màu xanh trả lại cho núi, để con chim có chỗ bay về. Ban đầu, do vốn ít, ông kết hợp trồng trọt với chăn nuôi với mục đích ổn định kinh tế để tính chuyện dài hơi như: trồng các loại ngô, lúa lai có năng xuất cao, chăn con lợn, thả con trâu, nuôi con gà con vịt, cấy lúa. Bên cạnh đó, ông cần mẫn ngày ngày lên rừng phát cây, đào hố để trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế. Trong những đêm thao thức để lừa chọn loại cây trồng, ông nhận thấy: gia đình mình có gần 700 câu hồng Bảo Lâm, mặc dù đã trồng lâu đời nhưng vẫn cho quả đều, thu nhập rất ổn định. Nghĩ vậy, ông đã đầu tư trồng thêm gần 800 cây hồng khuyên, một loại hồng cũng na ná như hồng Bảo Lâm nhưng sai quả và “dễ tính” hơn hồng Bảo Lâm. Những cây trồng thêm đến nay cũng đã bắt đầu cho thu nhập. “Năm ngoái, riêng tiền bán hồng cũng được kha khá, vài năm nữa cho quả ổn định sẽ được nhiều hơn” ông Tạt vừa cười khà khà vừa nói như khẳng định. Còn trả lời câu hỏi kha khá là bao nhiêu, ông lại cười so sánh: “tương đương một chiếc xe máy loại trung bình”. Dẫn chúng tôi ra đồi mận, ông vừa khoát tay vừa nói: 2000 cây đấy, thành tiền được 2- 3 năm nay rồi. Năm ngoái, mận cho thu nhập dăm bẩy triệu, năm nay thì có lẽ không được, hạn quá nên không sai quả lắm”. Nhìn đồi mận xanh tốt, thoai thoải trải dọc sườn núi chúng tôi thầm khâm phục nghị lực và sức lao động bền bỉ của người đàn ông đã gần bước vào tuổi thất thập này. Nhưng chưa hết, ông chỉ lên ngọn đồi phía xa xa, nơi có những thân cây vươn cao ngạo nghễ, ông nói: từ 100 cây ban đầu, đến nay tôi đã trồng thêm được 500 cây nữa rồi. Hồi vụ vừa rồi được giá hơn vài năm trước, chỉ tiếc rằng hơi ít quả. Chân vẫn thoăn thoắt những bước đi mạnh mẽ khiến chúng tôi theo bở hơi tai, ông Tạt lại dẫn chúng tôi vòng vo băng rừng, đến một khu đồi bạch đàn xanh tốt, rộng ngút ngàn, đều tăm tắp, chiều cao trung bình mỗi cây hơn 2m, gốc to gần bằng chai Lavie, ông Tạt nói không giấu được vẻ tự hào: Tôi trồng hơn 3 vạn cây, nhưng tỉ lệ sống “chỉ” đạt trên 90% nên còn khoảng 3 vạn, được gần 3 năm rồi, đẹp không?” chắc ông cũng biết câu trả lời của chúng tôi rồi nên ông hỏi mà chân vẫn bước, mắt vẫn nhìn ra phía trước. Chúng tôi nhẩm tính, 3 vạn cây, giá chỉ khoảng 10 nghìn/cây, vài năm nữa sẽ là con số rất đáng kể. Hết leo rừng, trèo núi, ông Tạt dẫn chúng tôi đi vòng đường khác trở về, qua những đám ruộng mới cấy, nước còn ngầu đỏ. Đến một cái chuồng trâu rộng khoảng 30m2, mái lợp Prôximăng, cao ráo, thoáng mát. Mặc dù đã qua mùa đông nhưng trên mái vẫn còn khá nhiều rơm, chứng tỏ sự lo xa của người lão nông tri điền. Và cũng không lấy gì làm lạ khi ông cho biết: lâu lắm rồi nhà không có trâu bị chết rét, kể cả đợt rét kỷ lục năm trước, cũng chẳng bị bênh tật gì. “Chỉ” còn 15 con thôi, tôi bán bớt đi để phụ giúp các cháu xây nhà, làm kinh tế rồi”. Câu “chỉ” ông nói nghe nhẹ bẫng, nhưng chúng tôi vẫn cảm nhận được sự tự hào ẩn giấu trong đó, không tự hào sao được khi đã trên cái tuổi “tri thiên mệnh” mà vẫn còn làm giàu cho con cháu, cho quê hương, đất nước. Ngồi lại bên chén trà mới, ông lại “bổ sung” thêm một số thu nhập chính của gia đình: 2 mẫu ruộng 2 vụ, đại gia đình trên 20 người ăn vẫn không hết, ao cá 2 sào, gà vịt nuôi thêm cũng đủ cải thiện cuộc sống gia đình. Ngoài ra, mỗi năm 2 lứa, mỗi lứa 4 con lợn được khoảng gần 1 tấn thịt hơi, thu nhập khoảng 20 triệu đồng được coi là tiền tiết kiệm để mua sắm vật dụng phục vụ gia đình và trợ giúp can cháu khi khó khăn.
Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế, ông còn thường xuyên uốn nắn, dạy bảo con cháu. Cả 5 người con của ông hiện nay đã phương trưởng, ai cũng có công ăn việc làm ổn định, gia đình sung túc. Các cháu của ông ai cũng ngoan ngoãn, học giỏi. “Ngoài đồi rừng, chăn nuôi, tôi cảm thấy thật hành phúc khi gia đình tụ họp đông đủ, các cháu ngoan ngoãn thỏ thẻ bên tai”, Ông Tạt nói vẻ mãn nguyện. Còn sức tôi còn làm, tôi yêu màu xanh của rừng núi, yêu tiếng chim ca hát trong nắng ban mai. Ông Tạt tâm sự. Hiện nay, đồi rừng của ông ông vẫn không coi đó là trang trại, bởi vì tôi chủ yếu là trồng rừng, đem lại màu xanh cho rừng. Ông Hoàng Văn Địa, Quyền Chủ tịch UBND xã cho biết: ông Tạt là một trong những gương điển hình làm kinh tế từ đồi rừng của xã. Ông đã được tặng giấy khen, bằng khen của các cấp chính quyền, tổ chức hội: Hội Người cao tuổi khen thưởng vì đã có thành tích trong sản xuất và nêu gương sáng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa; UBND huyện Văn Lãng, xã Tân Thanh tặng giấy khen vì đã có thành tích trong phong trào nông dân thi đua phát triển kinh tế xã hội, là gương mặt điển hình tiên tiến 5 năm (giai đoạn 2005- 2009) phát triển kinh tế hộ gia đình…

Hoàng Huy