Thứ sáu,  20/09/2024

Mô hình làm kinh tế của ông Vấn

LSO-Mỗi khi nhắc đên ông Dương Công Vấn ở xã Quỳnh Sơn, chắc hẳn nhiều người biết đến. Bởi ông Vấn vốn là một nhà nông được suy tôn là người làm kinh tế giỏi; ông đã từng đại diện hàng chục vạn hộ nông dân tỉnh tham dự cuộc thi “Nhà nông đua tài” khu vực các tỉnh Đông Bắc năm 2002. Bước sang quý III, năm 2010, huyện Bắc Sơn phối hợp với Trung tâm xúc tiến du lịch của tỉnh triển khai Chương trình phát triển tuyến du lịch văn hoá, lịch sử, du lịch cộng đồng tại xã Quỳnh Sơn. Sau khi được tư vấn về nội dung hoạt động của tuyến du lịch cộng đồng, ông Dương Công Vấn ở thôn Đon Riệc II, đã đi tiên phong trong việc tiếp nhận dự án phát triển du lịch về thôn.Ông Vấn, sinh năm 1954, vốn là một nông dân thuần tuý; sinh ra và lớn lên ông chỉ quen với công việc ruộng nương. Thời kinh tế thị trường, ông mạnh dạn đầu tư vốn phát triển thêm ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng; phát triển thêm cây ăn quả có giá trị...

LSO-Mỗi khi nhắc đên ông Dương Công Vấn ở xã Quỳnh Sơn, chắc hẳn nhiều người biết đến. Bởi ông Vấn vốn là một nhà nông được suy tôn là người làm kinh tế giỏi; ông đã từng đại diện hàng chục vạn hộ nông dân tỉnh tham dự cuộc thi “Nhà nông đua tài” khu vực các tỉnh Đông Bắc năm 2002.
Bước sang quý III, năm 2010, huyện Bắc Sơn phối hợp với Trung tâm xúc tiến du lịch của tỉnh triển khai Chương trình phát triển tuyến du lịch văn hoá, lịch sử, du lịch cộng đồng tại xã Quỳnh Sơn. Sau khi được tư vấn về nội dung hoạt động của tuyến du lịch cộng đồng, ông Dương Công Vấn ở thôn Đon Riệc II, đã đi tiên phong trong việc tiếp nhận dự án phát triển du lịch về thôn.
Ông Vấn, sinh năm 1954, vốn là một nông dân thuần tuý; sinh ra và lớn lên ông chỉ quen với công việc ruộng nương. Thời kinh tế thị trường, ông mạnh dạn đầu tư vốn phát triển thêm ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng; phát triển thêm cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, gia đình ông đã trở thành mô hình kinh tế tổng hợp bền vững với mô hình sản xuất: Nông nghiệp – Cây ăn quả – Sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Với diện tích 8 sào ruộng, 1 ha nương bãi, ông cùng gia đình thâm canh lúa nước, trồng ngô lai, thuốc lá; số diện tích nương bãi phát triển cây quýt vàng. Mặt khác, số diện tích đất không chủ động nước ông mạnh dạn chuyển đổi làm xưởng sản xuất gạch, xưởng nghiền đá; gia đình ông đã đầu tư hàng trăm triệu đồng mua máy móc, phương tiện phục vụ sản xuất. Mô hình sản xuất của ông đã tạo việc làm ổn định cho gần 10 lao động trong gia đình. Trong 5 năm trở lại đây, sản lượng sản phẩm của gia đình ông làm ra khá phong phú như: Bình quân mỗi năm thu khoảng 2,5 tấn thóc, gần 2 tấn ngô hạt, cộng xưởng gạch máy mỗi năm cho ra thị trường từ 25-30 vạn viên, ngoài ra còn các sản phẩm khác như quýt vàng, thuốc lá, nghiền đá… trừ chi phí mỗi năm thu lãi gần 200 triệu đồng. Có của ăn, của để, gia đình ông đã mua sắm các trang thiết bị phục vụ sinh hoạt và có tích luỹ. Cuối năm 2009, ông tự bảo tồn lại căn nhà sàn trên 160 m2, trong thời gian 3 tháng, ước tổng giá trị khoảng 500 triệu đồng. Ngôi nhà sàn của ông sau khi được bảo tồn khang trang, sạch đẹp, đáp ứng nhu cầu tham quan của nhiều du khách; nhân dân trong xã phong cho ông biệt danh “Kiến trúc sư nhà sàn”. Từ khi xã Quỳnh Sơn tiếp nhận Chương trình phát triển tuyến du lịch văn hoá, lịch sử và các vùng phụ cận, ông Vấn đã thuyết phục vợ con tham gia tham dự các lớp tập huấn về phát triển du lịch cộng đồng; bước tiếp theo đăng ký danh sách với xã đưa ngôi nhà sàn đang sinh hoạt vào làm dịch vụ phát triển du lịch cộng đồng. Sau khi được xã đồng ý, gia đình ông tiến hành đầu tư gần 20 triệu đồng mua sắm trang thiết bị phục vụ sinh hoạt, phục vụ khách nghỉ dưỡng tham quan mô hình nhà sàn tại gia đình. Các yếu tố vệ sinh môi trường, cảnh quan, giao tiếp ứng xử, ông quan tâm dạy bảo con cháu thực hiện có văn hoá. Hiện nay, quy mô phục vụ tại gia đình ông có thể đáp ứng được khách ăn, nghỉ từ 15-20 người. Việc đưa khách du lịch tham quan, nghỉ dưỡng tại gia đình hộ nông dân đã làm thay đổi nền nếp sinh hoạt đơn thuần, mà thông qua loại hình phát triển du lịch cộng đồng nó đánh thức tiềm năng to lớn kho tàng văn hoá dân gian trong nông thôn góp phần phát triển kinh tế- xã hội bền vững.

Ông Dương Công Vấn quả thực là một nhà nông mạnh dạn đón nhận luồng tư tưởng mới trong việc phát triển kinh tế bền vững theo xu hướng hiện đại. Hiện nay, ông đang là Chủ tịch Hội Nông dân xã và là Bí thư Chi bộ thôn với 50 đảng viên. Với vai trò của một người đứng đầu tổ chức, ông luôn chỉ đạo Hội và Chi bộ đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước; động viên mọi tầng lớp nhân dân cũng như con cháu trong gia đình gương mẫu chấp hành các quy định của Nhà nước, tích cực phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng.

Phan Cầu