Thứ sáu,  20/09/2024

Phát triển kinh tế từ nuôi nhím

LSO-Sau khi học hỏi qua sách, đài, tivi, tìm hiểu thực tế các mô hình kinh tế, nhanh nhẹn nắm bắt thị trường, cựu chiến binh Nông Ngọc Thủy, thôn Pá Nim, xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia, đã quyết tâm đầu tư nuôi nhím từ năm 2008. Đến nay, mô hình nuôi nhím của ông đã khẳng định được hiệu quả kinh tế, hứa hẹn một nguồn thu nhập khá cho gia đình. Đôi nhím giống của gia đình CCB Nông Ngọc Thủy ở xã Tô Hiệu, huyện Bình GiaĐến thăm gia đình ông, điều đầu tiên chúng tôi nhìn thấy quanh nhà là một vườn gồm nhiều loại rau, quả, nhiều nhất là khoai lang và bí đỏ. Ở góc nhà, rau, củ còn được chất đầy để sẵn cho việc chăn nuôi. Ông Thủy cho biết: tự trồng cũng được nhiều rau, củ, nhưng chưa đủ để chăn nuôi, phần lớn thức ăn còn phải mua. Rồi ông dẫn chúng tôi đi xem đàn nhím của gia đình, 3 gian chuồng với 11 con nhím đang ngủ, cho mấy củ cà rốt vào, chúng dậy và thi nhau ăn, trông thật thích mắt. Cũng từ diện tích...

LSO-Sau khi học hỏi qua sách, đài, tivi, tìm hiểu thực tế các mô hình kinh tế, nhanh nhẹn nắm bắt thị trường, cựu chiến binh Nông Ngọc Thủy, thôn Pá Nim, xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia, đã quyết tâm đầu tư nuôi nhím từ năm 2008. Đến nay, mô hình nuôi nhím của ông đã khẳng định được hiệu quả kinh tế, hứa hẹn một nguồn thu nhập khá cho gia đình.
Đôi nhím giống của gia đình CCB Nông Ngọc Thủy ở xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia
Đến thăm gia đình ông, điều đầu tiên chúng tôi nhìn thấy quanh nhà là một vườn gồm nhiều loại rau, quả, nhiều nhất là khoai lang và bí đỏ. Ở góc nhà, rau, củ còn được chất đầy để sẵn cho việc chăn nuôi. Ông Thủy cho biết: tự trồng cũng được nhiều rau, củ, nhưng chưa đủ để chăn nuôi, phần lớn thức ăn còn phải mua. Rồi ông dẫn chúng tôi đi xem đàn nhím của gia đình, 3 gian chuồng với 11 con nhím đang ngủ, cho mấy củ cà rốt vào, chúng dậy và thi nhau ăn, trông thật thích mắt. Cũng từ diện tích này, trước năm 2008, gia đình ông nuôi lợn, nuôi gia cầm, nhưng chăn nuôi ngày càng khó vì giá thức ăn tăng cao, dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều rủi ro. Vốn ham đọc sách, xem ti vi tìm hiểu về các mô hình kinh tế mới, ông thấy nuôi nhím không khó, không mất nhiều thời gian (ngày chỉ vệ sinh chuồng một lần, cho ăn rau, củ 2 lần), không lo dịch bệnh, phù hợp với sức khỏe người lớn tuổi nên ông đã quyết tâm thử nuôi nhím. Với 15 triệu đồng vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, ông mua 1 đôi về nuôi. Sau gần 3 năm, từ 1 đôi nhím giống, ông có 17 con. Ông đã bán 4 con được 32 triệu đồng, hiện còn 11 con có trị giá khoảng 85 triệu đồng. Kết quả ban đầu từ nuôi nhím đã giúp ông trả xong nợ ngân hàng. Với số lượng nhím hiện có, ông dự định từ nay đến cuối năm sẽ bán từ 4- 5 con, còn lại để làm giống. Ông chia sẻ: những năm trước, ở huyện chưa có mô hình nuôi nhím, lại chưa có kinh nghiệm nên đầu tư nuôi cũng rất lo lắng. Nhưng nhờ dám nghĩ dám làm, mạnh dạn đầu tư, đổi mới, từ 15 triệu đồng vốn ban đầu, mô hình nuôi nhím của ông đã có giá trị kinh tế lên đến cả trăm triệu đồng. Cái được ở đây không chỉ là thu nhập, khẳng định hiệu quả kinh tế, mà quan trọng hơn là ông đã có kinh nghiệm thực tế để từ đó truyền lại cho các hội viên, động viên, khích lệ các hội viên khác học tập làm theo, giúp họ cùng vươn lên làm giàu chính đáng.

Ông Hà Quang Phúc, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện cho biết: Hội có 2.431 hộ hội viên, trong đó còn 1.087 hộ hội viên nghèo. Các hội viên đã năng động phát triển kinh tế từ các mô hình chăn nuôi lợn, gia cầm, khai thác đá, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng… nhưng mô hình nuôi nhím mới chỉ có 3 hội viên. Là mô hình kinh tế dễ làm, có hiệu quả, nên Hội đang tích cực tuyên truyền, khuyến khích các hội viên học tập kinh nghiệm từ mô hình của ông Nông Ngọc Thủy, đồng thời tạo điều kiện cho hội viên vay vốn. Từ đó nhân rộng mô hình, giúp các hội viên cùng phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Lâm Như