Thứ sáu,  20/09/2024

Nghị lực vươn lên của một CCB

LSO-Mới 17 tuổi, ông Trần Đình Phượng tình nguyện lên đường nhập ngũ và tham gia chiến đấu ở miền Tây Quảng Bình trong những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt. Tháng 3/1967 ông bị thương, do dũng cảm và có thành tích trong chiến đấu, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng Ba.Tháng 3/1973 ông xuất ngũ về địa phương: thôn Nà Soong, xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc, ruộng đất không có, 4 con đều còn nhỏ, đời sống gia đình hết sức khó khăn. Bởi vậy ông luôn trăn trở làm sao thoát đói nghèo, nuôi được con khôn lớn, trưởng thành. Vốn là người có nghị lực và phẩm chất của “Bộ đội Cụ Hồ” ông luôn có ý thức vươn lên, vượt qua khó khăn thử thách, phải chiến thắng bệnh tật “thương binh tàn nhưng không phế”. Ông đã xác định muốn thoát đói nghèo chỉ có lao động cần cù, sáng tạo, lao động chân chính, phát huy lợi thế tại địa phương, không có ruộng đất sản xuất thì phải đầu tư vào kinh doanh dịch vụ. Gia đình ông đã vay tiền của bạn bè, đồng...

LSO-Mới 17 tuổi, ông Trần Đình Phượng tình nguyện lên đường nhập ngũ và tham gia chiến đấu ở miền Tây Quảng Bình trong những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt. Tháng 3/1967 ông bị thương, do dũng cảm và có thành tích trong chiến đấu, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng Ba.
Tháng 3/1973 ông xuất ngũ về địa phương: thôn Nà Soong, xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc, ruộng đất không có, 4 con đều còn nhỏ, đời sống gia đình hết sức khó khăn. Bởi vậy ông luôn trăn trở làm sao thoát đói nghèo, nuôi được con khôn lớn, trưởng thành. Vốn là người có nghị lực và phẩm chất của “Bộ đội Cụ Hồ” ông luôn có ý thức vươn lên, vượt qua khó khăn thử thách, phải chiến thắng bệnh tật “thương binh tàn nhưng không phế”.
Ông đã xác định muốn thoát đói nghèo chỉ có lao động cần cù, sáng tạo, lao động chân chính, phát huy lợi thế tại địa phương, không có ruộng đất sản xuất thì phải đầu tư vào kinh doanh dịch vụ. Gia đình ông đã vay tiền của bạn bè, đồng đội để mở một cửa hàng tạp phẩm nhỏ tại nhà đồng thời đứng ra nhận làm đại lý phân bón cho Chi nhánh Vật tư nông nghiệp huyện Cao Lộc.
Năm 2005 số tiền dành dụm được ông mua xe công nông để vận chuyển vật tư, phục vụ chăn nuôi và ươm cây giống. Tiếp đó ông đã nuôi lợn, mỗi năm hai lứa, mỗi lứa thu được 20 triệu đồng, cùng với việc ươm cây đào bán cho các tỉnh miền xuôi, thu nhập 30-40 triệu đồng/năm. Thực hiện phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, từ dịch vụ, chăn nuôi, ươm cây giống, ông có thêm vốn đầu tư vào sản xuất gạch bê tông.
Năm 2007, ông huy động vốn của gia đình, vay 50 triệu đồng vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội cùng vốn vay của bạn bè, đồng đội đầu tư vào san đắp mặt bằng, xây nhà xưởng, mua hai máy sản xuất gạch, đầu tư đường dây tải điện 3 pha và mua 3 xe ô tô tải cho các con ông tự lái để vận chuyển hàng hóa.Từ chỗ đói nghèo nay đã có cơ sở sản xuất, tuy thu nhập mới đạt 90 triệu đồng/năm nhưng gia đình có việc làm ổn định và tạo việc làm cho 6 lao động là con em CCB.
Là một thương binh sức khỏe hạn chế, tuổi lại cao nhưng ông luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động chính trị xã hội, ông là ủy viên thường vụ Hội Người cao tuổi, ủy viên ban chấp hành Hội khuyến học, Ban kiểm tra Hội CCB xã, chi hội phó chi hội CCB, phó ban công tác mặt trận và ủy viên ban hòa giải của thôn. Với bản chất của “Bộ đội Cụ Hồ” lại từ nghèo khó vươn lên, ông rất tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động, các hoạt động từ thiện và cảm thông, giúp đỡ những người gặp khó khăn.
Với những nỗ lực đó, từ năm 2005 đến nay, ông được UBND tỉnh, Trung ương Hội CCB Việt Nam, Trung ương Hội Người Cao tuổi khen thưởng. Ông Trần Đình Phượng thực sự là một CCB – thương binh giàu nghị lực, có ý chí vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Nguyễn Văn Nông