Thứ năm,  19/09/2024

Ông Quang làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp

Từ cặp nhím ban đầu, đến nay ông Quang đã sở hữu đàn nhím với số lượng trên 100 con, trung bình mỗi con nặng từ 20 đến 25 kg. Nhím tăng trưởng cũng rất nhanh, nuôi từ 6 tháng là có thể cho xuất chuồng được. Với giá nhím trên thị trường hiện nay khoảng 200 đến 300 ngàn đồng/kg thì trừ chi phí, ông thu lãi trên 100 triệu đồng/năm. Với nhiều năm kinh nghiệm trong chăn nuôi, ông Quang cho biết, chi phí cho việc chăn nuôi nhím chỉ đắt ở con giống còn phí chăn nuôi không đáng kể. Do nhím là loài gặm nhấm nên chúng thường ăn những thức ăn như ngô, thóc, các loại rau xanh... rất dễ kiếm, có thể tận dụng được những phụ phẩm nông nghiệp trong gia đình. Ngoài ra, chuồng nuôi nhím cũng rất đơn giản, mỗi ô chỉ cần từ 0,5 đến 1 mét vuông đủ cho nhím sinh trưởng và phát triển, chỉ cần chú trọng vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, giữ cho nhím ấm áp vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè. Vừa nuôi nhím, ông vừa tận dụng khu đất trống của gia đình đầu tư nuôi ong, lợn rừng, lợn, gà, vịt kết hợp đào ao thả cá. Bình quân mỗi năm gia đình ông thu nhập hơn 300 triệu đồng. Nhờ đó, cuộc sống gia đình ông ngày càng được cải thiện, nâng cao. Bên cạnh phát triển chăn nuôi, ông đầu tư trồng cây lâm nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, ngoài mô hình kinh tế tổng hợp tại nhà, ông còn sở hữu hơn 3 ha diện tích đồi rừng với 5.000 cây bạch đàn và thông gần chục năm tuổi. Ông Hà Quỳnh Thắng, Chi hội trưởng Chi hội CCB khối Đại Thắng, phường Chi Lăng cho biết: ông Quang là một hội viên CCB gương mẫu, tích cực tham gia các phong trào hoạt động ở địa phương. Khi ông xây dựng thành công mô hình kinh tế tổng hợp cho hiệu quả cao, nhiều anh em trong hội muốn đến học hỏi kinh nghiệm, ông sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi. Ông Vũ Anh Ngọc, Phó Chủ tịch Hội CCB phường Chi Lăng cho biết: mô hình kinh tế của ông Nông Văn Quang là điển hình tiên tiến của Hội CCB phường Chi Lăng. Thời gian tới, Hội sẽ nhân rộng mô hình, đưa các hội viên CCB của phường tới đây học tập kinh nghiệm để giúp đỡ nhau xóa nghèo, nâng cao đời sống cho cán bộ, hội viên và nhân dân.

LSO-Những năm qua, phong trào cựu chiến binh (CCB) giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo được đông đảo cán bộ, hội viên CCB phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn nhiệt tình hưởng ứng. Qua đó đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến làm kinh tế giỏi. Tiêu biểu là hội viên Nông Văn Quang ở khối Đại Thắng phát triển thành công mô hình kinh tế tổng hợp, được các cấp hội và chính quyền tặng nhiều bằng khen, giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua sản xuất.
Rời quân ngũ trở về địa phương năm 1991, ông Quang bắt tay vào phát triển kinh tế gia đình. Xuất phát điểm từ hai bàn tay trắng, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với bản lĩnh của anh “bộ đội cụ Hồ” không lùi bước trước những khó khăn thử thách, ông bàn với vợ tập trung chăn nuôi, trồng trọt, tăng gia sản xuất để thoát nghèo. Qua theo dõi trên ti vi và sách báo về những tấm gương vượt khó làm giàu, ông Quang đã tìm kiếm các mô hình kinh tế phù hợp với gia đình, đến tận nơi để học hỏi, tham quan. Nhận thấy mô hình nuôi nhím rất đơn giản, vừa có thu nhập mà lại không tốn nhiều công sức, ông đã quyết định mua cặp nhím đầu tiên về nuôi thử. Lần đầu nuôi nhím, ông gặp không ít khó khăn do phải tự mày mò, tìm hiểu kiến thức nuôi. Song nhờ cần cù, chịu khó, ham học hỏi của ông, đàn nhím của gia đình ông Quang luôn phát triển ổn định, mang lại thu nhập cao.
Từ cặp nhím ban đầu, đến nay ông Quang đã sở hữu đàn nhím với số lượng trên 100 con, trung bình mỗi con nặng từ 20 đến 25 kg. Nhím tăng trưởng cũng rất nhanh, nuôi từ 6 tháng là có thể cho xuất chuồng được. Với giá nhím trên thị trường hiện nay khoảng 200 đến 300 ngàn đồng/kg thì trừ chi phí, ông thu lãi trên 100 triệu đồng/năm. Với nhiều năm kinh nghiệm trong chăn nuôi, ông Quang cho biết, chi phí cho việc chăn nuôi nhím chỉ đắt ở con giống còn phí chăn nuôi không đáng kể. Do nhím là loài gặm nhấm nên chúng thường ăn những thức ăn như ngô, thóc, các loại rau xanh… rất dễ kiếm, có thể tận dụng được những phụ phẩm nông nghiệp trong gia đình. Ngoài ra, chuồng nuôi nhím cũng rất đơn giản, mỗi ô chỉ cần từ 0,5 đến 1 mét vuông đủ cho nhím sinh trưởng và phát triển, chỉ cần chú trọng vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, giữ cho nhím ấm áp vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè. Vừa nuôi nhím, ông vừa tận dụng khu đất trống của gia đình đầu tư nuôi ong, lợn rừng, lợn, gà, vịt kết hợp đào ao thả cá. Bình quân mỗi năm gia đình ông thu nhập hơn 300 triệu đồng. Nhờ đó, cuộc sống gia đình ông ngày càng được cải thiện, nâng cao. Bên cạnh phát triển chăn nuôi, ông đầu tư trồng cây lâm nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, ngoài mô hình kinh tế tổng hợp tại nhà, ông còn sở hữu hơn 3 ha diện tích đồi rừng với 5.000 cây bạch đàn và thông gần chục năm tuổi. Ông Hà Quỳnh Thắng, Chi hội trưởng Chi hội CCB khối Đại Thắng, phường Chi Lăng cho biết: ông Quang là một hội viên CCB gương mẫu, tích cực tham gia các phong trào hoạt động ở địa phương. Khi ông xây dựng thành công mô hình kinh tế tổng hợp cho hiệu quả cao, nhiều anh em trong hội muốn đến học hỏi kinh nghiệm, ông sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi. Ông Vũ Anh Ngọc, Phó Chủ tịch Hội CCB phường Chi Lăng cho biết: mô hình kinh tế của ông Nông Văn Quang là điển hình tiên tiến của Hội CCB phường Chi Lăng. Thời gian tới, Hội sẽ nhân rộng mô hình, đưa các hội viên CCB của phường tới đây học tập kinh nghiệm để giúp đỡ nhau xóa nghèo, nâng cao đời sống cho cán bộ, hội viên và nhân dân.

Ngọc Hiếu