Thứ năm,  19/09/2024
Người thương binh làm kinh tế giỏi
Người thương binh làm kinh tế giỏi
Từ một gia đình thương binh gặp nhiều trở ngại và khó khăn trong cuộc sống, bằng quyết tâm, nghị lực của mình, gia đình ông Vi Văn Phúc không những đã thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Con cái đều có điều kiện học hành đến nơi đến chốn, gia đình ông nhiều năm liền được công nhận là gia đình văn hóa, là tấm gương tiêu biểu cho nhiều hộ dân trong xã học tập và làm theo....
Cậu học trò đỗ điểm cao 2 trường đại học "đầu bảng"
Cậu học trò đỗ điểm cao 2 trường đại học "đầu bảng"
LSO-Thực hiện được mục tiêu vào giảng đường của trường đại học có tiếng trong nước, kết quả học tập xuất sắc, được thầy cô, bạn bè tin tưởng, yêu quý là những điều mà cậu học trò Nguyễn Tài Thu, cựu học sinh lớp 12A, Trường THPT chuyên Chu Văn An làm được trong suốt thời gian qua.Biết phân bổ thời gian học hợp lý, kết hợp nhiều phương pháp tự học, học thêm, học trên lớp đã giúp Tài Thu thi đỗ điểm cao vào 2 trường: Đại học Ngoại thương Hà Nội và Đại học Y Hà Nội. Đây là 2 trường đại học có điểm tuyển đầu vào cao nhất cả nước. Kỳ thi đại học 2012, Tài Thu thi khối A vào Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội đạt 28,25 điểm và thi khối B vào Trường Đại học Y Hà Nội đạt 27,75 điểm. Kết quả đó là niềm mơ ước của nhiều bạn thí sinh trải qua kỳ thi đại học năm nay. Chia sẻ với chúng tôi về kết quả thi đại học, cậu học trò trường Chu khá khiêm tốn, “em nghĩ mình may mắn hơn các bạn ở tỉnh......
Gương nữ đảng viên hai giỏi
Gương nữ đảng viên hai giỏi
LSO-Lối sống giản dị, tận tụy với công việc - đó là điều dễ nhận thấy ở chị Nguyễn Thuý Hạnh, Chi cục trưởng Chi cục kiểm dịch động vật vùng Lạng Sơn. Năm 1983, tốt nghiệp trường Đại học nông nghiệp III Thái Nguyên, chị về nhận công tác tại Trạm Thú y tỉnh Lạng Sơn, do có năng lực trong công tác, từ năm 1992 đến năm 2005 chị được lãnh đạo giao phụ trách Trạm kiểm dịch động vật Đồng Đăng. Từ năm 2006 đến nay, chị đảm nhận cương vị Chi cục trưởng Chi cục kiểm dịch động vật vùng Lạng Sơn. Chị Nguyễn Thúy Hạnh tại phòng làm việc của cơ quanGần 30 năm gắn bó với ngành kiểm dịch, chị Hạnh đã tạo được sự đồng thuận, tinh thần đoàn kết cho tập thể cán bộ công nhân viên trong đơn vị cùng nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Với cương vị là Bí thư Chi bộ, lãnh đạo của một đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, chị luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm với công việc được giao. Nhờ đó, Chi bộ đảng của cơ quan......
Một gia đình đam mê luyện tập thể thao
Một gia đình đam mê luyện tập thể thao
LSO-Đó là gia đình chị Hoàng Thị Huệ ở khu Ga, thị trấn Đồng Đăng (Cao Lộc). Gia đình chị Huệ có 4 thành viên thì cả 4 người đều tham gia luyện tập môn cầu lông. Cuối tháng 6/2012, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức giải thể thao gia đình cấp tỉnh, gia đình chị tham dự giải ở các nội dung: Đôi vợ - chồng, đôi bố - con trai và đôi mẹ - con gái (nhóm tuổi 41- 45). Tại giải này, đôi vợ - chồng chị đạt giải ba và đôi mẹ - con gái đạt giải nhì. Từ thành tích thi đấu tại giải thể thao gia đình cấp tỉnh năm 2012, gia đình chị được Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT tỉnh chọn cử tham dự thi đấu giải thể thao gia đình toàn quốc tổ chức vào đầu tháng 7/2012, tại Tuyên Quang. Tại giải này chị Huệ cùng 2 con tham gia thi đấu 2 nội dung: Đôi mẹ - con gái, đôi mẹ - con trai, nhóm tuổi (41- 45) và giành 2 giải nhì. Gia đình chị Hoàng Thị Huệ tham dự giải cầu......
Người cán bộ trẻ gương mẫu
Người cán bộ trẻ gương mẫu
LSO-Đến phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn, nhắc đến anh Đinh Bằng Sơn, nhân dân trên địa bàn phường không chỉ kể về anh – một người lãnh đạo nhiệt tình, hết lòng với công việc, tận tâm, tận tụy với nhân dân mà anh còn là một trong những người đi đầu trong các phong trào nhân đạo, tình nguyện của phường nói riêng, thành phố Lạng Sơn nói chung. Anh Đinh Bằng Sơn, tham gia hiến máu tình nguyệnTừ những năm 2000, khi còn là cán bộ đoàn, anh Sơn luôn nhiệt tình, hăng hái tham gia các phong trào, đặc biệt là phong trào hiến máu tình nguyện. Anh đã tích cực vận động đoàn viên, hội viên đăng ký tham gia hiến máu tình nguyện, được các bạn đoàn viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ năm 2005 đến nay, với cương vị là Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường, anh vẫn luôn gương mẫu, tiên phong trong phong trào hiến máu tình nguyện của phường, của thành phố. Anh đã cùng Ban Thường vụ Đảng ủy lãnh đạo, chỉ đạo các đoàn thể vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân tích......
Ông chủ gạch ba banh
Ông chủ gạch ba banh
LSO-Những năm gần đây, nghề sản xuất gạch ba banh phát triển khá mạnh ở xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia. Trong đó “nức tiếng” nhất là anh Nguyễn Thanh Bình ở thôn Pá Nim bởi cách làm ăn giữ uy tín, sản lượng hàng năm tăng, chất lượng tốt. Anh Bình tại xưởng sản xuất gạch ba banhHiện tại, xưởng sản xuất gạch của anh Bình có diện tích trên 1.000m2; máy móc được cơ giới hóa gồm một máy bừa xỉ, hai máy ép gạch, xe vận chuyển tại bãi, xe tải vận chuyển gạch cho khách hàng cùng 4 công nhân làm việc; sản xuất 1.000 viên/ngày. Anh cho biết, từ đầu năm đến nay, đã bán trên 15 vạn viên, thu lãi gần 40 triệu đồng. Để đạt được thành công trong ngành nghề sản xuất gạch, vợ chồng anh đã trải qua nhiều khó khăn, trở ngại. Nhớ lại 9 năm về trước (1991 - 1999) sống ở khu vực cửa khẩu Cốc Nam (Văn Lãng), vợ chồng anh làm đủ các nghề chứa nhiều rủi ro, hiểm nguy, vất vả mà cuộc sống chỉ đủ ăn, do đó anh quyết định tìm một......
Một chi hội trưởng NCT mẫu mực
Một chi hội trưởng NCT mẫu mực
LSO-Chỉ tính từ ngày nhập ngũ (năm 1962) cho đến nay (2012) là vừa tròn 50 năm, ông đã hiến xương máu, công sức của mình cho dân, cho nước. Ông là Nông Đức Lâm, dân tộc Nùng, ở khu Na Đâu thị trấn Hữu Lũng (huyện Hữu Lũng).Ông được biên chế vào tiểu đoàn I, Lữ đoàn 368 pháo binh, Bộ tư lệnh 351. Ông đã tham gia nhiều chiến dịch lớn nhỏ. Trong trận đánh chặn Sư đoàn 18 ngụy ở đường 13, bảo vệ Lộc Ninh, ông đã bị thương sau loạt bom từ máy bay của địch dội xuống. Điều trị xong các vết thương, ông xin cấp trên được tiếp tục ra trận. Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, ông được điều về Bộ CHQS tỉnh, làm chủ nhiệm pháo binh. Đến năm 1984 được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Quân sự tỉnh cho đến khi nghỉ hưu, năm 1990.Về địa phương chưa “ấm chỗ” ông đã phải “gánh” việc làng, việc xã. Được dân mến, Đảng tin nên ông không nỡ chối từ. Lại được vợ là bà Nguyễn Thị Huê (cũng một thời mặc áo lính) động......
Những thương binh tỏa sáng giữa đời thường
Những thương binh tỏa sáng giữa đời thường
Ông Nguyên Thanh Vân xem xét sổ sách, đảm bảo đủ hàng hóa cung ứng cho bà con nông dân khi vào mùa vụLSO - Phải thu xếp mãi, ông Nguyễn Thanh Vân, thương binh hạng 4, Giám đốc Công ty CP vật tư nông nghiệp Lạng Sơn mới có được buổi làm việc với chúng tôi vì công việc kinh doanh quá bận rộn mà hơn nữa, bản thân ông cho rằng những đóng góp của mình còn quá ít ỏi. Từng là đại đội trưởng Đại đội trinh sát của Sư đoàn 337, năm 1987, ông chuyển ngành về công tác tại ngành vật tư nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn. Đến cuối năm 2003, ông được giao nhiệm vụ tiếp quản Công ty CP vật tư nông nghiệp tỉnh, đang ở trong giai đoạn khó khăn, có nguy cơ phá sản. Nhưng với bản chất của một người lính “Bộ đội Cụ Hồ”, quyết không lùi bước trước mọi thử thách, ông đã trăn trở tìm ra nhiều biện pháp thiết thực, từng bước đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh. Từ năm 2004 đến nay, công ty luôn hoàn......
Nữ thương binh "tàn nhưng không phế"
Nữ thương binh "tàn nhưng không phế"
LSO-Là thanh niên xung phong (TNXP), chị Huệ và các đồng đội trong những năm chiến tranh đã nỗ lực góp sức mình bảo vệ trận tuyến, vùng mà cả nước biết đến với biệt danh “túi bom”, là nơi giáp ranh giữa miền Bắc và miền Nam - Quảng Trị. Trong một trận chiến đấu chị Huệ bị thương phải về tuyến sau và xuất ngũ tháng 10/1973, lúc đó chị mới 25 tuổi.Nhớ lại ngày xuất ngũ trở về quê, chị Huệ bùi ngùi xúc động kể lại: ngày ấy, tôi theo chồng về quê Tràng Định, anh cũng là thương binh và là đồng đội của tôi. Chúng tôi bắt đầu xây dựng cuộc sống, khi ấy gia tài của vợ chồng tôi chỉ có 2 chiếc ba lô và 2 chiếc màn cá nhân dồn lại thành một. Trong khi đó, cả hai đều trong tình trạng thương tật và thường xuyên bị sốt rét, những cơn sốt rét mang về từ Trường Sơn. Khó khăn là thế, nhưng với tình thương yêu của gia đình, làng xóm, sự đùm bọc, sẻ chia của cộng đồng, chúng tôi đã dần vượt qua khó khăn, từng bước......
Hai lần bị thương vẫn sát cánh cùng đồng đội
Hai lần bị thương vẫn sát cánh cùng đồng đội
LSO-Nay đã trên 60 tuổi, là thương binh hạng 3/4, sau những năm tháng chiến tranh tham gia chiến đấu khắp các chiến trường, trở về cuộc sống đời thường, trên thân thể hiện vẫn còn nhiều mảnh bom bi, đó là thượng tá Dương Công Hàn, trú tại tiểu khu Hoàng Văn Thụ, thị trấn Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn. Thương binh Dương Công HànSinh năm 1949, khi vừa tròn 18 tuổi, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, tháng 7/1967 chàng thanh niên Dương Công Hàn ở xã Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn lên đường nhập ngũ. Sau khi huấn luyện anh được biên chế vào Tiểu đoàn Bắc Sơn 1 tham gia chiến trường Tây Nguyên. Tháng 8 năm 1969 tại Bình Long (nay là tỉnh Bình Phước), đơn vị được giao nhiệm vụ đánh phục kích trung đoàn thiết giáp của Mỹ đang trên đường từ Bình Long lên Lộc Ninh, trong trận đánh anh đã bị thương. Sau khi điều trị lành vết thương anh tiếp tục vào chiến trường. Trong trận tham gia chiến đấu tại tỉnh Công Pông Chàm (Căm Pu Chia) một lần nữa anh lại bị thương và được......