Thứ sáu,  20/09/2024
Triệu phú trẻ trên đất Quan Sơn
Triệu phú trẻ trên đất Quan Sơn
LSO-Có câu “Có gan, làm giàu”, “gan” ở đây phải dựa trên nền tảng kiến thức, những hiểu biết sâu sắc về một lĩnh vực nào đó để phát triển kinh tế. Gan nhưng không liều. Những kinh nghiệm đó đã được triệu phú trẻ Nông Văn Tiến – “Thủ lĩnh” đoàn xã Quan Sơn (Chi Lăng) đúc rút từ thực tiễn.Hành trang ra ở riêng của vợ chồng Tiến chỉ là chút lưng vốn nho nhỏ, may ra đủ đầu tư được đàn gà. Đứa con gái đầu lòng ra đời, gánh nặng mưu sinh đè nặng lên vai chàng trai trẻ sinh năm 1975. Cũng như bao gia đình khác ở cái thôn Làng Mũn này, muốn làm nông thì thiếu đất sản xuất, muốn chăn nuôi thì thiếu vốn, thiếu khoa học kỹ thuật, mọi con đường thoát nghèo đối với vợ chồng Tiến lúc này im ỉm khóa. Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, khát vọng vươn lên càng trở nên mãnh liệt hơn với chàng thanh niên Làng Mũn. Sau nhiều ngày suy nghĩ, nhiều đêm trằn trọc, Tiến ngẫm ra một điều: Phải đi, phải học hỏi, ta nghèo bởi ta thiếu kiến thức.......
Người tâm huyết với vốn cổ dân gian
Người tâm huyết với vốn cổ dân gian
LSO-Việc bảo tồn văn hóa các dân tộc theo Nghị quyết Trung ương V, khóa VIII đang là vấn đề cấp thiết, nhất là khi các làn điệu dân ca như hát then, sli, mo, tào đang ngày càng bị mai một. Tại thành phố Lạng Sơn có một người tâm huyết, đang âm thầm làm công việc “giữ lửa”, lưu giữ vốn cổ dân tộc ở địa phương, đó là ông Hoàng Huy Ấm, 65 tuổi, hiện trú tại khối Hùng Vương, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn.Năm 1969, ông Hoàng Huy Ấm tốt nghiệp lớp trung cấp Âm nhạc Hà Nội và sau đó giảng dạy tại trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc. Năm 1992, ông trở lại Lạng Sơn và giữ cương vị Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh, sau đó làm Giám đốc thư viện tỉnh. Qua các vị trí công tác của mình, ông có dịp tìm hiểu, nghiên cứu, say mê, sưu tầm, cải biên, đặt lời và sáng tác ca khúc dựa trên các chất liệu dân gian địa phương. Nhiều mảnh đất đã in dấu chân ông, kể cả những vùng sâu, vùng xa......
Thượng úy Nguyễn Mạnh Luật: Đi đầu trên mặt trận phòng, chống tham nhũng
Thượng úy Nguyễn Mạnh Luật: Đi đầu trên mặt trận phòng, chống tham nhũng
LSO-Đến Công an thành phố Lạng Sơn, nhắc đến thượng úy Nguyễn Mạnh Luật, Phó đội trưởng Đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, mọi người trong đơn vị đều kể về anh với niềm tự hào. Đó là người chiến sỹ công an nhân dân tận tâm, tận tụy với công việc, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, luôn đi đầu trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.Tâm sự với chúng tôi, thượng úy Nguyễn Mạnh Luật cho biết: với nhiệm vụ trọng tâm là điều tra, đấu tranh khám phá các loại tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Xác định được tầm quan trọng, ý nghĩa của công việc được giao, trong mọi hoàn cảnh, anh luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực học hỏi, nghiên cứu, chủ động sáng tạo, phát huy tính xung kích, đầu tàu gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ. Mỗi việc làm của anh đều tác động tích cực......
Em Yêu vượt khó học giỏi
Em Yêu vượt khó học giỏi
LSO-Thật cảm thông khi tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình em Lộc Thị Yêu, dân tộc Nùng, học sinh lớp 8A2, trường PTDT Nội trú THCS Cao Lộc là một trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mồ côi cha, mẹ từ khi còn nhỏ. Lớn lên trong tình yêu thương của người bác ruột, em Yêu vào học lớp 1 ở trường Tiểu học xã vùng III Xuân Long, sau đó đến năm lớp 6 chuyển lên học trường PTDT Nội trú THCS Cao Lộc. Mặc dù hoàn cảnh gia đình mồ côi cha, mẹ, nhưng ở trường Yêu được các thầy, cô, bạn bè quý mến, nên em quyết tâm học hành chăm chỉ. Kết quả từ năm lớp 3 đến nay Yêu luôn đạt học sinh tiên tiến của trường, của lớp, là tấm gương tiêu biểu vượt khó học giỏi, ngoài học văn hoá em còn nhiệt tình tham gia đội văn nghệ của trường. Nghị lực vượt khó của em học sinh nghèo Lộc Thị Yêu thể hiện ở tính tự lập, tự giác cao trong học tập cũng như trong cuộc sống, cô giáo Đàm Thị Loan cho biết: Yêu là......
Một tấm gương giỏi việc nước, đảm việc nhà
Một tấm gương giỏi việc nước, đảm việc nhà
LSO- Đã hết giờ làm việc nhưng chị Chu Xuân Hằng, công nhân Hạt Quản lý đường bộ số 1 thuộc Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng giao thông vẫn mải miết quét dọn nhà làm việc, sân xưởng sản xuất. Mặc dù không phải đây là công việc chính của chị nhưng nhiều năm nay chị đã âm thầm làm như vậy với một cái lý: “Mình làm thì anh em đỡ phải làm, giúp nhau thôi mà”.Năm 1985, chị Hằng tốt nghiệp lớp 10, Trường cấp III Văn Lãng, cũng như nhiều bạn cùng quê xã Văn Thụ, chị đi thoát ly. Lúc ấy chị nghĩ, nhà nghèo nên đi làm việc là một cách giúp gia đình, nhưng cao hơn đó là làm việc nhà nước, đóng góp trực tiếp cho phong trào xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội thời bấy giờ. Chị Hằng lên đường với một tâm nguyện như vậy. Được phân công về Hạt 1 sửa chữa đường bộ, chị hăng hái lao vào công việc. Nắng thì đập đá vá ổ gà, mưa thì đảm bảo giao thông, khơi thông cống rãnh, chống úng ngập. Cứ......
Tỷ phú rừng nơi biên cương
Tỷ phú rừng nơi biên cương
LSO-Sinh ra và lớn lên ở xã biên giới Tân Minh, hiện nay CCB Nông Văn Mậu sinh sống tại Kéo Phấy, xã Quốc Việt, huyện Tràng Định. Năm 1982 hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, với nghị lực của người lính không cam chịu đói nghèo, anh đã nỗ lực vượt khó để phát triển kinh tế gia đình; đến nay đã trồng được trên 300 ha rừng, thuộc địa bàn các xã: Đào Viên, Trung Thành,…góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc và từng bước làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.Thăm vườn cây tùng la hán của CCB Nông Văn Mậu Đứng trên đỉnh đồi lộng gió khu vực Khuổi Cọ, xã Đào Viên hướng tầm mắt về phía những đồi bạch đàn xanh tươi, trong câu chuyện về trồng rừng anh Mậu cho biết: Khu vực này anh trồng được gần 150 ha, ngày đầu nhìn vùng đất khô cằn sỏi đá, nói đến trồng rừng vợ anh là người đầu tiên phản đối, sau này thấy cây phát triển tốt chị mới hưởng ứng. Còn với anh, thế mạnh từ đồi rừng, làm giàu từ đồi rừng là......
Hơn 30 năm cõng chữ lên miền sơn cước
Hơn 30 năm cõng chữ lên miền sơn cước
LSO-Chị Nguyễn Thị Thịnh, giáo viên trên vùng cao Mẫu Sơn huyện Lộc Bình, hơn 30 năm công tác cũng là hơn 30 lớp học trò được chị dìu dắt, trưởng thành. Đến nay, chị vẫn miệt mài cõng từng con chữ đến với các em học sinh nơi vùng cao này. Sinh ra và lớn lên tại huyện Bình Gia, sau khi tốt nghiệp Trường sư phạm Lạng Sơn năm 1978, chị về nhận công tác tại Trường tiểu học Mẫu Sơn. Lúc bấy giờ trường còn khó khăn về cơ sở vật chất, 100% học sinh là dân tộc Dao, trong khi chị là người Kinh nên khó khăn lớn nhất đó là bất đồng ngôn ngữ trong giao tiếp với học sinh. Nhưng bằng lòng kiên trì, quyết tâm vượt khó để đem cái chữ đến với học sinh vùng cao, chị học nói tiếng dân tộc Dao, thường xuyên lội suối, băng rừng xuống các thôn đến từng gia đình vận động đồng bào cho con em đi học. Chị đã không ngừng nâng cao kiến thức của bản thân bằng việc học hỏi đồng nghiệp, tham khảo sách báo, tích lũy kiến thức nhằm nâng......
Khi người thầy nghỉ hưu
Khi người thầy nghỉ hưu
LSO- “Ôm” tấm Huân chương Lao động hạng Ba do đồng chí Hứa Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước trao tặng nhân kỷ niệm lần thứ 28 ngày Nhà giáo Việt Nam, ánh mắt của ông Lã Thanh Thủy chứa chan niềm vui. Gần nửa thế kỷ làm nghề dạy học, về nghỉ hưu, nhưng ông có đâu “được” nghỉ. Tuy tuổi đã cao, đôi chân đã chậm, song vẫn đau đáu tâm huyết với nghề, tham gia hội khuyến học để tham mưu với cấp ủy, chính quyền, ngành GD có những chính sách khuyến học, khuyến dạy, khuyến tài. “Nhờ” xe của các cơ quan, đoàn thể, cùng ông Hoàng Hồ và các ông trong Hội Khuyến học tỉnh hết “lên” trung ương, lại về các huyện để vận động và cùng nhau bàn bạc phương hướng củng cố tổ chức hội, phát triển hội viên; sang các cơ quan đoàn thể, đến với các doanh nghiệp huy động sức mạnh vật chất và tinh thần của xã hội giúp sức cho giáo dục. Trao đổi với chúng tôi, ông cho biết, đầu tháng 11 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ......
Anh Tô hết lòng cứu học sinh
Anh Tô hết lòng cứu học sinh
LSO-Anh Nông Lộc Tô, 29 tuổi dân tộc Nùng, Bí thư chi bộ thôn Cổ Lương, xã Gia Cát, Cao Lộc đã hết lòng cứu sống học sinh. Vào chiều ngày 13 tháng 10 năm 2010, anh Nông Lộc Tô đang cày vườn trồng rau ở bãi Vằng Cọ ven sông Kỳ Cùng, nhìn sang phía thác Nà Ping thuộc xã Tân Liên, huyện Cao Lộc thấy có 4 học sinh đang gặp nạn trôi sông, với bản chất truyền thống của anh bộ đội Cụ Hồ, không một chút đắn đo ngần ngại, anh Tô đã hô kêu cứu và bơi lao qua sông cùng các anh, chị Đinh Mai Uyên, Hoàng Thị Tâm và anh Hoàng Văn Quỳnh, thanh niên thôn Nà Ping, xã Tân Liên, huyện Cao Lộc cứu sống kịp thời 4 học sinh của Trường THCS thị trấn Cao Lộc vào tắm. Trong đó, có 1 cháu đã bị chìm hẳn, anh Tô gọi được thêm 2 thanh niên nam của thôn Nà Ping là các anh Hoàng Văn Luân và Hoàng Văn Vui cùng tìm kiếm, khoảng 10 phút sau anh Luân mới lặn tìm thấy cháu, anh Tô cùng mọi người đã bằng......
Gương điển hình trong thực hiện Cuộc vận động
Gương điển hình trong thực hiện Cuộc vận động
LSO-Thời gian qua, Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Bộ Chính trị phát động đã được các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân hưởng ứng tích cực với những việc làm cụ thể thiết thực theo gương Bác. Qua đó, đã xuất hiện nhiều tấm gương tập thể, cá nhân điển hình xuất sắc trong thực hiện cuộc vận động. Chị Đồng Thị Liễu, Chủ tịch Hội LHPN huyện Bắc Sơn là một trong những người tiêu biểu. Sinh năm 1958, người dân tộc Tày, công tác tại Hội LHPN huyện từ năm 1981, đến năm 2001 chị được tín nhiệm bầu giữ chức danh Chủ tịch Hội LHPN huyện. Qua nhiều năm công tác, chị luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Bộ Chính trị phát động (từ 2007), chị cùng với Ban Thường vụ Hội LHPN huyện cụ thể hóa nội dung các văn bản của hội cấp trên, thực hiện chủ đề học tập với những nội dung cụ thể, thiết thực; chỉ đạo hướng dẫn......