Thứ sáu,  20/09/2024
Một nữ CCB vươn lên làm giàu
Một nữ CCB vươn lên làm giàu
LSO-Năm 1980, bà Nguyễn Thị Huệ nhập ngũ ở tuổi 18. Sau 3 năm phục vụ quân đội tại Sư đoàn 473 thuộc binh đoàn Trường Sơn, năm 1983, hoàn thành nghĩa vụ quân sự, bà ra quân và lập gia đình riêng tại thôn Na Hoa, xã Hồ Sơn, huyện Hữu Lũng. Hai vợ chồng làm nông nghiệp, có 3 con nhỏ, chỉ có hơn 1 mẫu vườn, cuộc sống hết sức khó khăn. Bà đã trăn trở tìm cho mình cách làm giàu ngay trên mảnh vườn tại xã miền núi, năm 1985 bà đã thí điểm nuôi gà thả vườn, lúc đầu là 100 con, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Không may năm 1991 chồng bà qua đời, một mình phải nuôi 3 con nhỏ, con lớn 7 tuổi, con nhỏ mới 2 tuổi.Không khuất phục trước khó khăn, không đầu hàng trước số phận, với ý chí của người chiến sĩ và bản chất của “Bộ đội Cụ Hồ”, bà Huệ tiếp tục vươn lên trong cuộc sống. Năm 2000 khi con trai đầu đã lớn, bà cho cháu vào tỉnh Bình Dương để học tập cách nuôi gà với quy mô lớn, học thiết......
Một giáo dân làm kinh tế giỏi
Một giáo dân làm kinh tế giỏi
Ông Ngô Quốc Toản sinh ra và lớn lên trong một gia đình gốc giáo gương mẫu thuộc xóm 2, xã Xuân Tiến, huyện Xuân Trường (Nam Định). Năm 1965, nghe theo tiếng gọi của Đảng, người thanh niên gốc giáo lên đường tòng quân chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đến năm 1975, khi đất nước hoàn toàn thống nhất cũng là lúc ông hoàn thành nghĩa vụ trở về quê hương. Tròn mười năm trong quân ngũ, ông được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhì và Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng nhì.Về với đời thường, ông xoay xở đủ nghề từ làm thợ xây cho đến thợ mộc, cuộc sống không mấy dư dật. Thời bao cấp, địa phương nơi ông sinh sống có Hợp tác xã cơ khí, nhưng khi cơ chế thay đổi Hợp tác xã tan rã do không thích ứng kịp, thợ thuyền tản mát khắp nơi. Nhờ chủ trương của Nhà nước khuyến khích các hộ nông dân vay vốn, phát triển sản xuất, năm 1990, ông Toản khởi nghiệp nghề cơ khí với tài sản trong tay là một máy hàn và một máy cắt......
Chị Chiêu thoát nghèo từ hai bàn tay trắng
Chị Chiêu thoát nghèo từ hai bàn tay trắng
LSO- Trong những năm gần đây, nhờ các chương trình cho vay của Chính phủ thông qua các tổ chức hội, đoàn thể đã tạo điều kiện cho nhiều hội viên vay vốn và sử dụng đồng vốn đúng mục đích, thực sự tạo được niềm hứng khởi cũng như thúc đẩy khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Qua đó đã xuất hiện nhiều hộ gia đình dám nghĩ, dám làm mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế và đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Điển hình như gia đình chị Lê thị Chiêu là Chi hội trưởng Hội nông dân thôn Nà Ao, xã Đề Thám huyện Tràng Định. Từ 2 bàn tay trắng và đồng vốn ít ỏi của Nhà nước cho vay, đến nay vợ chồng chị đã có được cuộc sống ổn định và mua sắm được một số vật dụng và tiện nghi phục vụ cuộc sống sinh hoạt cho gia đình. Được biết những năm trước đây, cuộc sống gia đình chị rơi vào hoàn cảnh hết sức khó khăn, chị thì bị bệnh tật. Mặc dù 2 vợ chồng chăm chỉ làm ăn nhưng do......
Gương CCB làm kinh tế giỏi
Gương CCB làm kinh tế giỏi
LSO-Nhắc đến vợ chồng CCB Nguyễn Thị Thơm – Đỗ Đích ở thôn Phai Luông, xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc ai nấy đều cảm phục tinh thần vượt khó vươn lên của hai vợ chồng chị. Chị Thơm vốn sinh ra và lớn lên trong một gia đình lao động, đông anh em.Sau khi tốt nghiệp cấp hai, năm 1974, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chị đã tình nguyện đăng ký xin nhập ngũ, lúc bấy giờ chị mới 16 tuổi. Trong 6 năm tham gia quân ngũ, môi trường ấy đã rèn luyện chị trở thành một quân nhân mạnh về thể chất, vững về tinh thần, thông minh trong chiến đấu và sáng tạo trong lao động.Chính nhờ những ngày tháng sống, chiến đấu trong môi trường quân đội ấy nên khi xuất ngũ trở về địa phương, chị Thơm đã nhanh chóng hòa nhập ngay với cuộc sống đời thường. Mặc dù lúc bấy giờ cuộc sống của gia đình chị thực sự khó khăn vất vả. Chị Thơm chia sẻ: Khi tôi xuất ngũ thì chồng tôi vẫn còn đang tại ngũ, bản thân tôi chưa có công ăn việc làm......
Người phụ nữ làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp
Người phụ nữ làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp
LSO-Chị Hoàng Thị Vui, thôn Loi, xã Yên Sơn, huyện Hữu Lũng được mọi người yêu mến, khâm phục bởi năng động, dám nghĩ dám làm, biết ứng dụng KHKT và mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt và kinh doanh dịch vụ để đem lại thu nhập trung bình trên 250 triệu đồng/năm. Sinh ra và lớn lên ở vùng núi Yên Sơn nghèo khó, gia đình chị cũng chỉ làm nông nghiệp, chăn nuôi ít. Rồi chị lập gia đình, cuộc sống lại thêm khó khăn chật vật khi các con còn nhỏ, trong khi gia đình lại thiếu đất để canh tác và hơn nữa là thiếu kinh nghiệm trong sản xuất. Là lao động chính và là hội viên phụ nữ, bản thân chị cũng luôn mong ước có một cuộc sống ổn định, lo đủ ăn cho 4 thành viên trong gia đình và có điều kiện cho các con ăn học. Trước thực tế đó, được sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và Hội Phụ nữ xã, năm 2004 chị được Hội Phụ nữ xã tín chấp vay 5 triệu đồng để phát triển kinh tế......
Người trưởng thôn hết lòng vì công việc
Người trưởng thôn hết lòng vì công việc
LSO- Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là dịp để toàn Đảng, toàn dân dấy lên cao trào thi đua cách mạng lớn. Một trong số rất nhiều điển hình tiên tiến của huyện Đình Lập trong thực hiện cuộc vận động đó có ông Vũ Xuân Hải, Trưởng thôn Khau Vuồng, xã Đình Lập, huyện Đình Lập.Nhắc đến ông Hải cảm nhận chung của những người dân thôn Khau Vuồng là sự khiêm tốn, hoà nhã chân thành và luôn sống cuộc sống giản dị. Với vai trò là trưởng thôn ông đã tích cực học hỏi, tu dưỡng đạo đức bản thân và rèn luyện khả năng, năng lực nhằm nâng cao kiến thức cho bản thân để hoàn thành tốt công việc của một trưởng thôn. Trong công việc ông Hải luôn chủ động phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, MTTQ thôn thường xuyên tổ chức sinh hoạt và học tập phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Ông đã tích cực vận động nhân dân trong thôn đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá thôn......
Người thầy giáo, thương binh ưu tú
Người thầy giáo, thương binh ưu tú
Đồng nghiệp và sinh viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Kinh tế Thái Bình đã quen thuộc hình ảnh tận tụy của Nhà giáo Ưu tú, thương binh Nguyễn Tiến Dũng. Nhiều khi trời trở gió, vết thương cũ tái phát đau nhức, thầy vẫn miệt mài bên trang giáo án, trăn trở tìm tòi phương pháp dạy và học mới để nâng cao chất lượng đào tạo.Năm 1997, khi về nhận trách nhiệm là Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, nhà trường còn thiếu nhiều giáo viên, trang thiết bị vật chất còn thiếu thốn; phương pháp giảng dạy cũ, không đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của xã hội nên sinh viên ra trường không xin được việc làm. Thầy đã trăn trở đi khắp các phường, xã, cơ quan, xí nghiệp khảo sát nhu cầu về nguồn nhân lực cần được đào tạo. Từ đó, thầy cùng các đồng nghiệp nghiên cứu đổi mới phương pháp đào tạo theo phương châm: 'Đào tạo những gì xã hội cần'. Nhờ đó, nhà trường bắt đầu ký được nhiều hợp đồng đào tạo của các đơn vị; học sinh hăng hái học tập, thầy......
Một gia đình có truyền thống thể thao
Một gia đình có truyền thống thể thao
LSO-Đó là gia đình ông Hoàng Viết Mông, trú tại thôn Nà Chuông, xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn, cựu vô địch giải việt dã toàn quốc nhiều năm liền, có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp phát triển thể dục, thể thao tỉnh nhà. Ông còn được mệnh danh là “Con hổ xám” Xứ Lạng, vì đã dùng sức mạnh của đôi chân để hoạt động tình báo trong lòng địch thời kỳ chống Pháp, đưa công văn, tài liệu cho các tổ chức cách mạng. Ông được thưởng nhiều huân, huy chương cao quý trong các lĩnh vực thể thao, bảo vệ an ninh Tổ quốc, giáo dục và nghề y dược. Nối tiếp truyền thống, các con, cháu của gia đình ông Hoàng Viết Mông đã tích cực tham gia luyện tập, tham dự các kỳ hội thao, thi đấu giải việt dã giành những thứ hạng cao. Anh Hoàng Văn Hổ, con trai thứ hai của ông Mông đã đoạt nhiều huy chương vàng giải việt dã cấp tỉnh, 2 lần vinh dự tham gia đội tuyển tỉnh Lạng Sơn dự giải việt dã toàn quốc. Con trai út là anh Hoàng Văn......
Một phó hiệu trưởng tâm huyết với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Một phó hiệu trưởng tâm huyết với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
LSO-Thầy giáo Hà Văn Thắng, Phó hiệu trưởng phụ trách nội dung Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ có trên 30 năm gắn bó với nghề giáo dục, đào tạo; sinh ra và lớn lên ở tỉnh miền xuôi nhưng thầy công tác, gắn bó gần trọn đời mình với công tác giáo dục, đào tạo ở miền núi, biên giới.Sau khi tốt nghiệp Trường Sư phạm 10+3 Việt Bắc (nay là Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên), anh lên nhận công tác tại Trường cấp III huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, năm 1979 anh vinh dự được kết nạp Đảng, sau đó tổ chức điều động anh về công tác tạị Phòng Giáo dục, đào tạo huyện Bảo Lạc; liên tục các năm từ 1982 đến năm 1984 anh được bổ nhiệm là Phó trưởng phòng rồi Trưởng phòng Giáo dục đào tạo huyện Bảo Lạc, Bí thư Chi bộ Phòng và Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bảo Lạc; Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Bảo Lạc, khoá 1984 - 1986. Được sự quan tâm tạo điều kiện của cấp uỷ, chính quyền địa phương từ năm 1986-1990 anh được tham gia học......
Người bí thư chi bộ gương mẫu
Người bí thư chi bộ gương mẫu
LSO-Đến thôn Hoàng Thanh, xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn hôm nay, chúng ta không khó để nhận thấy sự thay đổi nơi đây với hầu hết đường làng ngõ xóm đã được bê tông hóa, những ngôi nhà xây khang trang sạch đẹp,… nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Có được điều đó là sự nỗ lực của Chi bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây, đặc biệt là có sự đóng góp không nhỏ của ông Lê Xuân Hào, Bí thư Chi bộ thôn-người đã có nhiều đóng góp trong các phong trào hoạt động tại cơ sở, nhất là thực hiện cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Là người quê gốc Hưng Yên, ông sinh năm 1945, sau khi học xong trung cấp lâm nghiệp, năm 1965 ông lên Lạng Sơn và công tác tại Lâm trường Đình Lập. Sau đó, ông chuyển sang làm ở Công ty giống lâm nghiệp, Kiểm lâm Lạng Sơn và nghỉ hưu năm 2001. Ngay sau khi nghỉ hưu, ông tham gia công tác tại thôn với vai trò là Phó bí......