Thứ năm,  19/09/2024
3 lần hiến máu nhân đạo
3 lần hiến máu nhân đạo
LSO-Gặp anh Phạm Anh Tuấn vào một ngày trung tuần tháng 6, khác với vẻ nghiêm túc, cương trực của một Phó Trưởng khoa Dân vận, Phó Bí thư Chi bộ Xây dựng Đảng của Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ là một phong cách trẻ trung, sôi nổi của người có “thâm niên” nhiều năm làm cán bộ đoàn. Không những luôn tiên phong, đi đầu trong các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ mà anh còn xông xáo, gương mẫu tham gia các phong trào đoàn, là tấm gương mẫu mực cho ĐVTN trong Chi đoàn noi theo. Điển hình trong các phong trào có thể kể đến phong trào hiến máu nhân đạo.Trao đổi với phóng viên, anh Tuấn tâm sự: Phong trào hiến máu nhân đạo những năm qua đã được triển khai sâu rộng trong các cấp bộ đoàn. Bản thân tôi nhận thức rằng việc thiếu máu trong chữa trị, điều trị, cấp cứu bệnh nhân là một vấn đề cấp bách của ngành y và toàn xã hội. Vì vậy, là cán bộ đoàn tôi không thể đứng ngoài cuộc. Xác định như vậy, tôi đã 3 lần tham gia hiến máu nhân......
"Chị ba lô" và khát vọng na sạch
"Chị ba lô" và khát vọng na sạch
LSO-Người ta quen gọi chị là “chị ba lô” bởi chị có công tìm ra tên một loại bọ xít lạ trên lưng có cái u như đeo chiếc ba lô. Với vùng na Chi Lăng, những con bọ ba lô đã một thời là sát thủ hại các vườn na, nhưng nay thì đã khác, qua kết quả nghiên cứu của mình chị Hoàng Thị Dung đã cứu vườn na bằng những biện pháp tiền ít hiệu quả cao.Câu chuyện của chị Hoàng Thị Dung, Nguyên Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện Chi Lăng được chúng tôi biết đến từ năm 2007, khi ấy ở Chi Lăng xuất hiện một loại bọ xít nhỏ xíu như con rệp. Chúng bay thành từng đàn, cứ mỗi độ na trổ hoa chúng lại bay về, và chỉ trong vài ngày những quả na mới nhú bằng ngón tay đứa trẻ lên ba bị chúng châm, chích. Chỉ vài giờ sau, quả na thâm lại và vài ngày sau nó rụng trơ cả cuống. Có những vườn na bị bọ ba lô hại đến mức mất cả thu hoạch. Vùng trọng điểm na 5 xã, thị trấn là thị trấn......
Một phụ nữ nhiệt tình trong các hoạt động xã hội
Một phụ nữ nhiệt tình trong các hoạt động xã hội
LSO-Hiến đất xây trường, tích cực vận động ủng hộ các hoạt động từ thiện, giúp đỡ giáo viên và học sinh phân trường Tằm Nguyên, tham gia công tác hoà giải, kế hoạch hoá gia đình… Bà Trần Thị Thoa, 54 tuổi thôn Tằm Nguyên, xã Tân Liên, huyện Cao Lộc được mọi người tin tưởng, quí trọng.Bà Thoa phát triển chăn nuôi gà.Giáo viên và học sinh phân trường Tằm Nguyên vẫn thầm cảm ơn bà Thoa, vì bà đã hiến mảnh đất của tổ tiên để lại xây dựng nên ngôi trường khang trang, biến ước mơ được học cái chữ của trẻ nhỏ nơi đây trở thành hiện thực. Năm 2005, thôn Tằm Nguyên được phê duyệt xây dựng một ngôi trường. Đó là niềm vui lớn với lũ trẻ nơi đây, bởi có trường chúng sẽ không phải đi bộ hàng tiếng đồng hồ để chinh phục cái chữ. Tuy nhiên, tìm kiếm khắp nơi mà không có một mặt bằng để xây dựng, Ban giám hiệu nhà trường đã nghĩ đến phương án sẽ chuyển sang một thôn khác. Cánh cửa tri thức như đóng lại, ước mơ của lũ trẻ như sắp tuột......
CCB kinh doanh giỏi
CCB kinh doanh giỏi
LSO-Anh Nguyễn Giảng Võ là hội viên, Chi hội CCB khu Bãi Vàng, xã Đồng Tân, huyện Hữu Lũng, là một điển hình về phát triển kinh tế tư nhân, trong thời kỳ đổi mới.Không cam chịu cảnh nghèo nàn, dựa vào lợi thế có núi đá vôi, năm 1999 vợ chồng anh bàn bạc, thống nhất và quyết định đầu tư mua máy nghiền đá thủ công và thuê lao động tại địa phương, nghiền, sản xuất đá xây dựng các loại. Do nhu cầu của thị trường xây dựng, mức tiêu thụ lớn, nên sản phẩm của cơ sở anh sản xuất ra bao nhiêu cũng không đủ bán. Với kinh nghiệm và nguồn vốn tích luỹ của gia đình, đồng thời được cấp uỷ, chính quyền huyện, xã quan tâm, tạo điều kiện, đến năm 2005 anh quyết định thành lập, công ty TNHH, chuyên sản xuất đá lấy tên là: “ Công ty cổ phần Võ Nói”. Sau khi thành lập anh đã đầu tư mua một dây chuyền nghiền đá tự động hiện đại, trị gía 3 tỷ đồng, thu hút trên 40 lao động địa phương, chủ yếu là con, em, hội viên cựu......
Tấm gương người cao tuổi mẫu mực
Tấm gương người cao tuổi mẫu mực
LSO-Bà Tô Thị Phương, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Nam La, huyện Văn Lãng được nhiều người biết đến không chỉ là người bà, người mẹ mẫu mực trong gia đình mà bà còn là tấm gương đi đầu trong các phong trào của hội. Với sự nỗ lực, cố gắng hết mình trong công việc được giao, 3 năm liền bà Phương được Ban đại diện hội người cao tuổi (NCT) tỉnh tặng giấy khen, Trung ương Hội NCT tặng kỷ niệm chương. Tập thể Hội NCT của xã 3 năm liền đều được Ban đại diện Hội NCT huyện xếp loại xuất sắc.Năm 2005, bà Tô Thị Phương được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội NCT xã Nam La. Với vai trò là Chủ tịch hội, bà đã tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động công tác hội đạt kết quả tốt. Với tác phong “miệng nói tay làm”, bà luôn gương mẫu làm trước rồi vận động hội viên trong chi hội cùng thực hiện để các thành viên khác noi gương làm theo. Là người có tuổi và uy tín với nhân dân trong xã......
Một hiệu trưởng mẫu mực và năng động
Một hiệu trưởng mẫu mực và năng động
LSO-Tốt nghiệp Trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn hệ 12+2, anh Trần Văn Tường về nhận công tác tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Quan, tháng 9 năm 1994, được Phòng phân công nhiệm vụ giảng dạy tại Trường PTCS xã Tràng Các. Đến tháng 10/1998, anh được điều động về giảng dạy tại Trường tiểu học I thị trấn, là giáo viên chủ nhiệm lớp, anh luôn xây dựng kế hoạch, cùng tổ bộ môn thực hiện tốt nhiệm vụ. Ngoài công tác chuyên môn, anh còn hăng hái hưởng ứng các phong trào thi đua của ngành, là giáo viên tham gia bồi dưỡng cho đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện, bản thân luôn cố gắng tự học hỏi để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ anh theo học lớp đại học và tham gia hội giảng giáo viên dạy giỏi cấp huyện đạt thành tích loại giỏi. Trong năm học 2004 - 2005 đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm học 2006 - 2007. Với những cố gắng nỗ lực của bản thân, năm 2004 anh chính thức được đứng trong hàng......
Nỗi niềm những cô giáo "bản cao"
Nỗi niềm những cô giáo "bản cao"
LSO-Căn phòng chưa đầy 14m2 với 3 chiếc giường đơn sơ, còn lại là sách, giáo án, đồ dùng cá nhân được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Đó là căn phòng nhỏ dành cho 5 giáo viên dạy học ở điểm trường Nà Xỏm, thuộc thôn Nà Xỏm, xã Lợi Bác, huyện Lộc Bình. Vẫn biết công tác ở xã vùng 3 xa xôi, khó khăn là một thiệt thòi cho mình nhưng họ vẫn luôn yêu nghề, tận tuỵ với học sinh thân yêu, và niềm hạnh phúc nhất đối với người giáo viên nơi đây là mỗi khi lên lớp không có học sinh nào vắng mặt ...Thôn Nà Xỏm là thôn xa nhất, cách trung tâm xã Lợi Bác gần 20km đường đồi núi dốc, quanh co và cũng rất hẻo lánh. Nếu ai đã từng đặt chân đến đây có lẽ sẽ than vãn vì đường đi quá xa, lại khó khăn, nhất là mỗi khi mùa mưa đến. Nhưng với những người giáo viên nơi đây, quãng đường đó chẳng thấm vào đâu khi có một nhiệt huyết yêu nghề, yêu học sinh. Cô Hoàng Thị Hoa, mới được phân công công tác ở......
Một Bí thư chi bộ gương mẫu
Một Bí thư chi bộ gương mẫu
LSO-Ở thôn Trại Mới xã Đô Lương, khi nhắc tới anh Lục Văn Thái, bà con nơi đây thường nhắc tới với sự trân trọng, tin yêu và nể phục, bởi trong gần 10 năm làm Bí thư chi bộ, anh đã cùng với bà con sát cánh, định hướng và giúp đỡ cho nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo, dần ổn định đời sống. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, bố là liệt sỹ thời kỳ chống Mỹ cứu nước, nên anh Thái sớm có nhận thức phải làm sao góp công góp sức cho sự nghiệp đổi mới ngày nay. Được bà con trong thôn bầu làm trưởng thôn Trại Mới từ năm 1996, rồi Phó Bí thư chi bộ và cuối năm 2002, anh Thái được bầu làm Bí thư chi bộ cho đến nay. Là người Bí thư chi bộ nên anh luôn xác định tập trung khâu phát triển kinh tế để thúc đẩy các lĩnh vực khác, và để bà con cùng làm theo thì trước hết bản thân anh phải làm gương đi trước. Vốn là người chịu khó, ham học hỏi, anh đã đi nhiều......
70 tuổi vẫn hăng say làm kinh tế
70 tuổi vẫn hăng say làm kinh tế
LSO-Đã 70 tuổi nhưng ông Hoàng Văn Huyền, thôn Nà Chuông II, xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn vẫn say mê làm kinh tế. Bằng phát triển mô hình VAC, hàng năm ông đã cho thu nhập từ 50-60 triệu đồng. Đến thăm gia đình ông vào những ngày đầu tháng 6, cái nắng hè khá oi bức. Ngay từ sáng sớm ông đã lên đồi chăm sóc vườn hồng, dứa, mận. Nhìn trang trại của ông thật thích mắt, những cây hồng vươn cao xanh ngắt, xen lẫn những hàng dứa, mận đang thời kỳ cho quả.Ở tuổi thất thập, nhưng nhìn ông còn nhanh nhẹn và khỏe mạnh, từ trên đồi về nhà ông hồ hởi tâm sự với tôi: Năm 2000 sau khi hoàn thành công tác ở xã trở về địa phương, thấy tiềm năng, thế mạnh đất đai của gia đình rất lớn, ông đã tập trung đầu tư cải tạo 1,5 ha vườn đồi, phát triển trồng cây ăn quả như: mận, nhãn, hồng Bảo Lâm... Những ngày đầu còn gặp khó khăn về giống, nhưng bằng những kinh nghiệm học được qua các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, lai ghép......
Người thanh niên giàu nghị lực
Người thanh niên giàu nghị lực
LSO-Sinh năm 1982, tuổi đời còn rất trẻ anh Bế Ngọc Hưng – Khu 5, thị trấn Đình Lập, huyện Đình Lập đã tìm ra hướng đi đúng để phát triển kinh tế gia đình. Xưởng sản xuất gạch bê tông của anh không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình mà còn tạo việc làm thường xuyên cho 9 lao động.Năm 2004, tốt nghiệp lớp sửa chữa ô tô tại Trường Nông lâm Đông Bắc. Từ những kiến thức đã học được ở trường anh rất muốn mở một xưởng sửa chữa ô tô. Tuy nhiên, nhận thấy trên địa bàn huyện lượng ô tô còn rất ít sẽ không có nhiều việc, nếu mở xưởng phải có một số vốn lớn, với khả năng của gia đình thì anh chưa thể thực hiện được. Không trùng bước trước những khó khăn trong bước đầu lập nghiệp, anh tiếp tục tham gia lớp học lái xe ô tô hạng C. Sau khi tốt nghiệp, gom góp cả gia đình được 20 triệu đồng, cầm số tiền ít ỏi trong tay anh chưa biết sẽ đầu tư vào việc gì cho phù hợp để phát triển......