Thứ năm,  19/09/2024
Gương sáng trong vận động quần chúng
Gương sáng trong vận động quần chúng
LSO-Đó là ông Lô Văn Can, sinh năm 1944, dân tộc Nùng, trú quán thôn Nà Pài, xã Đề Thám, huyện Tràng Định. Ông Can vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1966, hiện là hội viên Hội người cao tuổi và Hội cựu chiến binh xã.Thôn Nà Pài, xã Đề Thám có 62 hộ, gồm các dân tộc Tày, Nùng, Kinh cùng sinh sống tập trung, thôn cách trung tâm xã khoảng 1 km, đời sống của người dân nơi đây chủ yếu làm nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Là một đảng viên, hội viên Hội người cao tuổi, ông Can luôn gương mẫu đi đầu, vận động gia đình và người dân tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, cùng chính quyền địa phương, thường xuyên tuyên truyền cho người dân chấp hành các qui ước, hương ước của thôn, bản và mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từ năm 2000 với cương vị là trưởng thôn, ông đã tham gia cùng các tổ chức, đoàn thể quần chúng vận động nhân dân làm đường bê tông nông thôn dài hơn 360 m, đóng góp......
Chị Trường tích cực tăng gia sản xuất
Chị Trường tích cực tăng gia sản xuất
Nhờ nỗ lực phát triển kinh tế, từ chỗ thiếu đất sản xuất, gia đình chị đã mua thêm và hiện nay có hơn 1 mẫu ruộng, mỗi năm trồng được 2 vụ lúa; nhà cửa tạm bợ trước kia đã được thay thế bằng ngôi nhà xây bền chắc với đầy đủ tiện nghi. Gia đình chị liên tục từ năm 2006 đến 2010 đều được công nhận đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Hiện con gái chị đang đi xuất khẩu lao động bên Hàn Quốc, con trai chị vừa tốt nghiệp phổ thông năm nay, hàng ngày cậu luôn ngoan ngoãn, chịu khó giúp đỡ bố, mẹ công việc gia đình. Bản thân chị Trường từ nhiều năm nay luôn được chị em địa phương tín nhiệm bầu làm chi hội trưởng chi hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) thôn. Trong công tác, chị rất được chồng, con ủng hộ. Chị Hoàng Thúy Thanh, Chủ tịch Hội LHPN xã Nhật Tiến, huyện Hữu Lũng cho biết: chị Trường không chỉ là hội viên điển hình trong phát triển kinh tế của hội mà còn là một chi hội trưởng phụ nữ năng động, nhiệt tình, luôn hoàn thành tốt công tác, nhiệm vụ được giao. Nhờ vậy mà từ 2006 đến nay, chi hội LHPN thôn Tân Thịnh đều đạt danh hiệu chi hội xuất sắc. Chị Trường là tấm gương mà nhiều chị em phụ nữ cần học hỏi, noi theo....
Hiệu quả kinh tế từ cây bưởi Diễn
Hiệu quả kinh tế từ cây bưởi Diễn
LSO-Nhắc đến cây ăn quả nổi tiếng ở Bắc Sơn người ta nghĩ ngay đến giống quýt vàng đã thành thương hiệu được trồng ở nhiều xã trong huyện. Song bên cạnh đó vẫn còn những mô hình trồng cây ăn quả khác đem lại hiệu quả kinh tế cao, điển hình là mô hình trồng bưởi Diễn của gia đình anh Vy Văn Can, thôn Bó Luông, xã Đồng Ý.Nhìn những cây bưởi sai trĩu quả được trồng theo hàng lối trong một khu vườn rộng khó có thể rời được mắt, ít ai biết rằng, 6 năm về trước gia đình anh Can đã có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách “liều lĩnh”. Anh Can kể lại: lúc đầu toàn bộ diện tích canh tác dùng để trồng lúa, ngô, sắn, rau… hiệu quả thấp lắm, đấy là còn chưa kể đến ảnh hưởng của thời tiết, có năm mất trắng cả vụ. Được sự giới thiệu của người quen, anh tìm đến Viện rau, củ, quả Trung ương. Được tư vấn của cán bộ chuyên môn cùng với những hiểu biết, kinh nghiệm về đồng đất quê mình, anh Can quyết định đưa giống......
Thiếu úy Dũng nhiệm vụ nào cũng hoàn thành
Thiếu úy Dũng nhiệm vụ nào cũng hoàn thành
LSO-Được sự giới thiệu của Ban Công binh Bộ CHQS tỉnh, chúng tôi đến Trung đội công binh 576, gặp thiếu úy Liễu Tiến Dũng, nhân viên quân y, anh là người luôn sát cánh cùng đồng đội trong việc rà phá bom mìn, vật cản trên tuyến biên giới, phục vụ cho việc phân giới cắm mốc, mở rộng diện tích đất canh tác cho nhân dân nơi đây.Qua tâm sự, thiếu úy Dũng cho biết: Để hoàn thành khối lượng công việc theo đúng kế hoạch cấp trên giao, mỗi năm đơn vị thực hiện nhiệm vụ rà phá bom, mìn, vật cản trên tuyến biên giới trong thời gian 4-5 tháng. Đây là những nơi có địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn và do tính chất công việc nên đơn vị luôn phải đóng quân tại chỗ. Việc xa gia đình đối với anh là thường xuyên, nhiều khi cảm thấy có lỗi với vợ, con, may mà vợ anh cũng hiểu và thông cảm cho công việc của chồng”. Sinh ra và lớn lên ở xã Chu Túc, huyện Văn Quan, Liễu Tiến Dũng nhập ngũ tháng 3/1996, sau khi kết thúc......
Lương y Phạm Văn Khang, người bác sĩ tài hoa
Lương y Phạm Văn Khang, người bác sĩ tài hoa
Là học trò của vị giáo sư y học cổ truyền tài ba Nguyễn Tài Thu, bác sĩ Phạm Văn Khang đã có những năm tháng dài theo học và làm việc tại thủ đô Hà Nội với người thầy của mình tại Hội y học cổ truyền Việt Nam. Trở về quê hương Lạng Sơn, với đam mê, mong muốn được mang kiến thức y học của mình điều trị cho nhân dân, bác sĩ Khang đã mở một cơ sở điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền tại nhà mình số 62, đường Lê Hồng Phong, phường Tam Thanh – thành phố Lạng Sơn. Bệnh nhân đến nhà anh điều trị mỗi người một bệnh, vậy mà đối với bác sỹ Khang cùng những cây kim thần kỳ nhỏ bé và kiến thức sâu rộng về châm cứu đã cứu chữa rất nhiều bệnh nhân mà không dùng đến thuốc tây như bệnh viêm đa khớp dạng thấp (thấp khớp), tai biến mạch máu não…Ngoài trực tiếp điều trị bệnh, anh còn giảng dạy, hướng dẫn truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm của mình cho những người đam mê và theo học y học cổ truyền. Đối với bác sỹ Khang, y đức luôn được anh đặt lên hàng đầu, việc cứu chữa người bệnh là một trách nhiệm cao cả luôn được anh nghiên cứu và làm việc hết mình đối với mỗi người bệnh. Là một bác sĩ, nhưng ngoài giờ làm việc, bác sĩ Khang lại là một nghệ sĩ ghita, một “ca sĩ” của công chúng, anh mang tiếng đàn, tiếng hát của mình có thể ở bất cứ nơi đâu, trong những đơn vị quân đội hay những quán cà phê ấm áp, những buổi khai trương của một đơn vị kinh doanh… Dường như ở đâu anh cũng cống hiến hết mình cho công chúng những tài hoa của mình. Bác sĩ Phạm Văn Khang quan niệm: con người ai cũng có bệnh lý, người bị bệnh gì thì cũng trị được bệnh chính bằng “tâm” của mình....
Thôn Cảo: Toàn dân hiến đất làm đường
Thôn Cảo: Toàn dân hiến đất làm đường
Ông Triệu Quỳnh La, Bí thư Đảng ủy xã Vân Nham phấn khởi: vậy là giờ đây, 6/6 thôn trong xã đã có đường ô tô đến tận trung tâm thôn, đầu năm 2012 xã sẽ tập trung phân bổ xi măng cho thôn Cảo để nhân dân cứng hóa hết mặt đường, vậy là cơ bản hoàn thiện. Cách đây không lâu, theo dõi trên truyền hình, thấy nhân dân tỉnh Thái Bình tự nguyện dỡ nhà, phá tường mở rộng đường để xây dựng nông thôn mới, ngỡ như xa lắm, bao giờ mình mới làm được. Nhưng khi đến thôn Cảo mới thấy, việc ấy cũng chẳng phải hiếm. Rõ ràng là xây dựng nông thôn mới đã và đang lan tỏa đến từng người dân và đây là yếu tố quyết định để Lạng Sơn xây dựng thành công chương trình này....
Cô giáo trẻ tâm huyết với sự nghiệp trồng người
Cô giáo trẻ tâm huyết với sự nghiệp trồng người
LSO-Đó chính là cô giáo Hoàng Thị Hiếu, sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo tại thôn Hoà Lạc, xã Nam La, huyện Văn Lãng. Ngay từ thuở nhỏ, ước mơ trở thành cô giáo để được đứng trên bục giảng luôn là niềm khát khao của cô. Nhà nghèo lại đông anh em, vì vậy việc học hành đối với cô rất khó khăn nhưng với tinh thần vượt khó, mong muốn biến ước mơ thành hiện thực, cô đã không ngừng phấn đấu trong học tập. Với sự nỗ lực đó, cô đã thi đỗ vào Trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn với số điểm thủ khoa, cô đã khóc trong hạnh phúc, ước mơ của cô đã trở thành hiện thực. Trong suốt quá trình học tại trường sư phạm, cô gặp rất nhiều khó khăn vì số tiền bố mẹ gửi cho không đủ để trang trải nên ngoài thời gian học cô còn đi dạy thêm để kiếm tiền trang trải sinh hoạt. Thời gian thấm thoát trôi, cô cũng học xong. Với tấm bằng tốt nghiệp loại khá, cô được phân về dạy tại Trường tiểu học xã......
Cô giáo miền xuôi trên vùng quê Xứ Lạng
Cô giáo miền xuôi trên vùng quê Xứ Lạng
LSO-Gặp cô Nguyễn Thị Lan trong căn phòng cấp 4 đã xuống cấp với bập bùng bạt che tấm chắn khi gió mùa đông bắc tràn về. Vừa hoàn tất bài vở, tài liệu để dự Hội thi giáo viên tiểu học dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2011-2012, cô vừa nói với chúng tôi “Đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh đã khó, giữ vững và phát huy được danh hiệu ấy lại càng khó hơn; vì dạy học luôn là một nghề đòi hỏi tính sáng tạo rất cao”.Tốt nghiệp Đại học Tiểu học tại trường ĐHSP Thái Nguyên, năm 2007 cô gái miền đất Yên Dũng (Bắc Giang) lên dạy học tại Sa Lý, Lục Ngạn. Cũng do “duyên” và “nợ”, năm 2009, bước vào tuổi 24, cô cùng chồng mình lên dạy học tại xã Quốc Việt để hợp lý hóa gia đình. Bỏ lại ngôi nhà riêng tại quê nhà, gửi đứa con thơ dại nhờ ông bà chăm nom, hai vợ chồng “định cư” trong “căn phòng lộng gió” tại trường tiểu học Quốc Việt; hàng ngày chồng sang dạy tại trường THPT Bình Độ, vợ “bám” đàn em thơ trường tiểu học.......
Làm giàu từ gạch ba banh
Làm giàu từ gạch ba banh
Với những thành quả đó ông đã được UBND tỉnh tặng Bằng khen hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi năm 2001-2005, UBND huyện tặng Giấy khen trong phong trào thi đua yêu nước. Đây thật sự là tấm gương sáng cho nhiều hộ gia đình noi theo....
Cô học trò có tấm lòng thơm thảo
Cô học trò có tấm lòng thơm thảo
Ước mơ của cô học trò có tấm lòng thơm thảo cũng thật giản dị. Em mong muốn hai bà cháu có cuộc sống ổn định để em có thể thực hiện ước mơ trở thành một bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo và mang lại ánh sáng cho những người mù lòa....