Thứ năm,  19/09/2024
Khi chữ "tâm" người thầy luôn rực sáng
Khi chữ "tâm" người thầy luôn rực sáng
LSO-Khuôn mặt đôn hậu hiền hòa, một con người giản dị với nụ cười cởi mở, đó là những điều đầu tiên chúng tôi nhận thấy ở thầy Vi Văn Thái, giáo viên tiếng Anh đồng thời là Chủ tịch công đoàn Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Lạng Sơn.Sau khi tốt nghiệp đại học, thầy Thái nhận công tác tại Trường Phổ thông kỹ thuật mỏ Na Dương. Đến năm 1991, thầy được điều chuyển lên công tác tại Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh giảng dạy môn tiếng Anh. Kể từ đó đến nay, ở bất cứ cương vị nào thầy cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Với đặc thù của trường nội trú, ngoài giờ dạy chính thầy còn thường xuyên lên giúp đỡ, giảng giải kỹ hơn cho các em học sinh ở các giờ tự học trên lớp. Học sinh trong trường chủ yếu là con em dân tộc vùng sâu vùng xa, điều kiện tiếp cận môn tiếng Anh còn nhiều hạn chế. Thầy luôn quan tâm và có những phương pháp để giúp các em tiếp thu bài và tăng thêm hứng thú với môn học, những em......
Người nông dân quyết chí làm giàu
Người nông dân quyết chí làm giàu
LSO-Từ một gia đình nghèo vươn lên làm giàu chính đáng bằng mô hình phát triển chăn nuôi và trồng trọt, hiện nay gia đình anh Hoàng Văn Đào, thôn Bản Mặn, xã Xuân Mãn, huyện Lộc Bình có mức thu nhập gần 70 triệu đồng/năm, trở thành một hộ nông dân làm kinh tế giỏi của xã. Nhìn ngôi nhà khang trang khó ai có thể tin, chỉ cách đây 7 năm về trước, gia đình anh Hoàng Văn Đào là hộ nghèo. Nhờ thay đổi cách nghĩ, cách làm, anh đã quyết định trồng rau màu kết hợp chăn nuôi lợn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý. Hàng năm, trên diện tích 4 sào đất ruộng anh đã chuyển đổi trồng các loại rau màu dễ bán trên thị trường như cà chua, súp lơ, hành lá, cải ngồng, cải ngọt... Trước khi trồng anh tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây rau nên rau của anh lúc nào cũng đảm bảo về chất lượng, được các tư thương trong huyện và ngoài tỉnh ưa chuộng. Khác với những gia đình trong thôn, chỉ trồng rau vào lúc chính......
Một bí thư chi bộ hết lòng vì khu dân cư
Một bí thư chi bộ hết lòng vì khu dân cư
Ngoài ra, ông Bảo còn được UBND thị trấn Bắc Sơn giao nhiệm vụ phụ trách công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn thị trấn. Ý thức được công tác giữ gìn vệ sinh môi trường trong thời điểm hiện nay là rất bức thiết, ông Bảo đã nỗ lực trong công tác tuyên truyền toàn dân trên địa bàn cùng tham gia thực hiện và vận động chị em tham gia tổ vệ sinh môi trường phải luôn cố gắng, giữ cho cảnh quan môi trường đô thị luôn xanh, sạch, đẹp....
Bác sỹ Tùng hết lòng vì bệnh nhân
Bác sỹ Tùng hết lòng vì bệnh nhân
LSO-Là chỗ quen biết, thân tình với gia đình ông Hoàng Văn Thu, dân tộc Nùng ở xã Vân Nham, huyện Hữu Lũng, nên khi nghe tin con ông là Hoàng Xuân Nhân phải cấp cứu, tôi đã vào viện thăm cháu. Với nét mặt bơ phờ sau những đêm thức trắng để giành giật sự sống cho con, không giấu nổi niềm vui, ông Thu bảo: “Con tôi sống được là nhờ bác sỹ Tùng đấy…” Qua câu chuyện tôi được biết, cháu Nhân bị viêm ruột thừa cấp, chỉ chậm vài giờ nữa nếu không được phẫu thuật cấp cứu kịp thời thì sự sống của cháu không còn hy vọng.Ông Thu kể, từ nhà ông đến bệnh viện huyện gần 20 cây số. Hôm đó, trời đã về khuya, ông ngồi sau xe ôm ôm con. Thỉnh thoảng lên cơn đau con ông lại kêu la thảm thiết. Sau những cơn đau dữ dội, mặt cháu tái mét, nhợt nhạt, người lả đi như một cái xác không hồn. Vào bệnh viện cháu được cấp cứu ngay, kíp mổ nhanh chóng được thành lập. Trong kíp mổ hôm đó có người đã nói: “chưa bao giờ gặp......
Người phụ nữ dân tộc Dao làm kinh tế giỏi
Người phụ nữ dân tộc Dao làm kinh tế giỏi
LSO- Cùng với phụ nữ các dân tộc khác, chị em phụ nữ dân tộc Dao đang ngày càng khẳng định được vị trí và vai trò quan trọng của mình trong các phong trào ở địa phương, nhất là phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho gia đình. Một trong những tấm gương đó là chị Lý Thị Lành, thôn Bản Thàng, xã Thiện Long, huyện Bình Gia.Năm 2006, khi vừa bước sang tuổi 20, chị Lành xây dựng gia đình với anh Dương Văn Hành ở thôn Bản Thàng. Do cách làm ăn cũ không mang lại hiệu quả cuộc sống gia đình chị gặp nhiều khó khăn. Được Hội phụ nữ xã tuyên truyền, vận động và hướng dẫn về khoa học kỹ thuật (KHKT) mới trong sản xuất, chăn nuôi, chị Lành đã mạnh dạn thay đổi cách làm ăn cũ. Đầu tiên chị đầu tư chăn nuôi lợn thịt, tiếp đó chị nuôi lợn nái sinh sản, mỗi năm cho 2 lứa lợn con, một nửa đàn, gia đình chị để nuôi, còn lại bán cho bà con trong thôn cùng......
Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng
Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng
Ông Bùi Văn Khiêm - Bí thư Đảng ủy thị trấn Na Dương cho biết: mặc dù công việc kinh doanh bận rộn nhưng không vì thế mà ông Quách Văn Lệ giảm nhiệt tình tham gia công tác xã hội, ở vị trí nào ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong 3 khóa đại biểu Hội đồng nhân dân gần đây, ông liên tục được nhân dân trong khu tín nhiệm, giới thiệu ứng cử. Từ năm 1999 đến nay ông là đại biểu HĐND thị trấn, đảng ủy viên thị trấn Na Dương, kiêm nhiều chức vụ như Trưởng Ban Mặt trận Tổ quốc, trưởng khu, bí thư chi bộ, Phó Bí thư Chi bộ khu Sơn Hà. Ông nói dân tin, dân nghe nên mọi phong trào của cấp trên triển khai, khu Sơn Hà đều đạt thành tích xuất sắc. Điều đó minh chứng bằng hơn 10 giấy khen của UBND và các ban ngành tỉnh, huyện, thị trấn Na Dương trao tặng cho ông được treo trên tường nhà về thành tích kinh doanh giỏi, có thành tích xuất sắc phong trào thi đua, hoàn thành kế hoạch Nhà nước trong những năm qua....
Nữ đảng viên "Hai giỏi'
Nữ đảng viên "Hai giỏi'
LSO- Đó là chị Đào Thu Lan, sinh năm 1971, hiện là Trưởng phòng quản lý rủi ro, Cục Hải quan tỉnh. Chị là một trong những cán bộ đảng viên nữ tiêu biểu trong phong trào giỏi việc nước, đảm việc nhà của ngành hải quan. Chị Lan cho biết: năm 1994, chị bắt đầu nhận công tác tại ngành hải quan, ban đầu chị không khỏi bỡ ngỡ bởi công tác trong môi trường có nam giới chiếm đa số. Tuy nhiên, với bản tính kiên cường, chịu thương chịu khó, ham học hỏi, chị đã luôn phấn đấu nỗ lực hết mình, hoàn thành tốt và xuất sắc mọi công việc được giao. Vì vậy, trong suốt quá trình công tác, chị luôn được lãnh đạo cũng như đồng nghiệp tin tưởng, quý mến. Năm 2007, sau 3 năm giữ chức Phó Chánh văn phòng Cục Hải quan (2004), chị được lãnh đạo tin tưởng điều sang làm Phó trưởng phòng Tham mưu xử lý vi phạm và thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan; từ năm 2008 đến năm 2010, chị đến công tác và giữ chức Chi cục phó Chi cục Hải......
Một hội viên phụ nữ kinh doanh giỏi
Một hội viên phụ nữ kinh doanh giỏi
LSO- Đó là chị Hứa Thị Bằng ở phố Tân Thanh II, thị trấn Văn Quan, huyện Văn Quan. Nhìn ngôi nhà 3 tầng khang trang, bề thế bên trong đầy đủ tiện nghi của chị ít ai biết được những gian khó, vất vả trước đây mà chị và gia đình đã trải qua để gây dựng cơ ngơi này. Lập gia đình từ năm 22 tuổi, khi đó, hoàn cảnh gia đình chị rất khó khăn, chỉ có mấy sào đất, nhà cửa thì lụp sụp, chênh vênh. Năm 1990, chị mạnh dạn vay vốn ngân hàng 10 triệu đồng để đầu tư vào buôn bán hàng tạp hóa. Ban đầu chị đi mua dầu hỏa, muối ở các khu chợ trong huyện về bán ở ngay tại nhà mình, phục vụ nhu cầu của bà con xung quanh. Chị kể, hồi đó nhu cầu về dầu thắp, muối ăn của bà con nhân dân rất lớn nhưng vì điều kiện giao thông mà nhiều nơi thiếu thốn. Nắm được thực tế đó, chị đã không quản ngại khó khăn đến rất nhiều nơi trong huyện để bán hàng. Do năng động, tháo vát, công việc của chị......
Cô giáo hiến đất xây trường mầm non
Cô giáo hiến đất xây trường mầm non
LSO- Trường Tiểu học xã Xuân Mai, huyện Văn Quan có 13 lớp học, trong đó có 9 lớp tiểu học, 4 lớp mầm non. Với 2 cấp học chung, nhà trường rất thiếu lớp học, cấp mầm non phải học nhờ lớp ở trường THCS xã, nên rất khó khăn cho việc tập trung giảng dạy của thầy cô và thiếu sân chơi cho các em học sinh. Nhận thấy những khó khăn của nhà trường do thiếu lớp và cũng chưa tìm được địa điểm để xây trường, cô giáo Vi Thị Trầm là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại trường đã bàn bạc cùng gia đình hiến đất cho xã để xây trường mầm non. Với tình cảm cao đẹp đó, gia đình cô đã quyết định hiến hơn 1.400 m2 đất vườn tại khu Rộc Mạ, thôn Bản Dạ, xã Xuân Mai để xây dựng trường. Được biết, hàng năm trên mảnh vườn này gia đình cô trồng được 2 vụ ngô, mỗi vụ thu được hơn 40 gánh ngô, cũng tạo được một nguồn thu nhập đáng kể. Nhưng cô đã hy sinh lợi ích cá nhân để chăm lo cho sự nghiệp......
Chị Thiện phát triển kinh tế từ hai bàn tay trắng
Chị Thiện phát triển kinh tế từ hai bàn tay trắng
Hình ảnh đất rừng bạt ngàn cây bạch đàn, cây ăn quả của chị đã chứng minh cho những nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế từ 2 bàn tay trắng của người phụ nữ cần cù, chịu khó. Chị Thiện rất đáng để nhiều chị em khác học tập và làm theo....