Thứ sáu,  20/09/2024
Một bác sĩ tận tụy
Một bác sĩ tận tụy
LSO- Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân của Trung tâm Y tế huyện Lộc Bình ngày càng đáp ứng được nhu cầu của người nhà bệnh nhân và người bệnh. Góp chung vào những thành công đó, không thể không kể đến sự đóng góp của bác sĩ Hoàng Văn Lương, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện.Tốt nghiệp chuyên khoa Ngoại Trường Đại học Y Thái Nguyên, năm 1993, anh Lương về công tác tại trung tâm với cương vị là bác sĩ khoa Ngoại sản. Với sự phấn đấu không ngừng, tận tụy với công việc, một năm sau bác sĩ Lương được đề bạt lên làm Trưởng khoa. Không bằng lòng với những kiến thức đã có, hành trình hoàn thiện bản thân thôi thúc bác sĩ Lương không ngừng rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn và hoàn thành chương trình chuyên khoa 1. Có nghiệp vụ vững cộng với sự tâm huyết, nhiệt tình với công việc nên chỉ ít lâu sau, người thầy thuốc ấy đã khẳng định được mình và được tín nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Lộc Bình cho đến nay.......
Gương cựu chiến binh ở nông thôn làm giàu
Gương cựu chiến binh ở nông thôn làm giàu
LSO- Tháng 4 năm 1968, ông Nguyễn Tương Mai đã nhập ngũ và tham gia phục vụ chiến đấu. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, tháng 1 năm 1976 ông xuất ngũ, trở về địa phương (thôn Sơn Tây, xã Yên Vượng, huyện Hữu Lũng) nơi đồng đất bạc màu, đời sống gia đình hết sức khó khăn... Anh trăn trở ngày đêm làm thế nào để thoát nghèo và làm giàu trên mảnh đất quê hương?. Với ý chí và nghị lực của một cựu chiến binh (CCB), phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” ông đã quyết tâm đầu tư công sức cải tạo đất vườn để trồng na. Ông đã chịu khó học tập kinh nghiệm, tìm tòi, nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chọn giống, ươm cây, kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc. Đến nay gia đình ông đã có 6 ha cây ăn quả, trong đó có trên 1.000 cây na, 300 cây bưởi, 300 cây nhãn... đồng thời tận dụng khoảng trống trong vườn trồng thêm rau, xây thêm hệ thống chuồng trại chăn nuôi lợn, mỗi năm nuôi 2 lứa, hàng năm bán ra......
Cậu học trò hiếu học
Cậu học trò hiếu học
LSO- Đó là em Lâm Quốc Hoàng, sinh năm 1992, người dân tộc Nùng. Hiện Hoàng đang là học sinh lớp 12A5 Trường THPT Bình Gia. Sinh ra và lớn lên tại thôn Khuổi Con, xã Minh Khai, huyện Bình Gia. Thấu hiểu nỗi vẫt vả của cha, mẹ và gia đình cùng với điều kiện học tập còn khó khăn, thiếu thốn, cậu học trò người dân tộc Nùng này luôn có một khao khát, cháy bỏng, đó là chỉ có con đường học hành để có kiến thức sẽ góp phần làm thay đổi vùng quê cò nhiều gian khó.Trong suốt quá trình học tập của mình, Lâm Quốc Hoàng luôn tích cực tham gia vào các phong trào thi đua “học tập tốt”, các hoạt động của nhà trường. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Hoàng tự nhủ phải cố gắng học để không phụ lòng thầy, cô, cha mẹ, từ việc sắp xếp thời gian hợp lý để nỗ lực phấn đấu trong học tập. Từ năm học lớp 1 đến hết học kỳ 1 lớp 12, Lâm Quốc Hoàng luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện, đạt giải nhì học sinh giỏi cấp......
Một đội viên xuất sắc
Một đội viên xuất sắc
LSO-Đó là em Phạm Hải Nam, học sinh lớp 5A2, Trường tiểu học Tam Thanh. Là Chi đội phó Chi đội 5A2, Nam đồng thời là Ủy viên Ban Chỉ huy Liên đội của trường, thành viên đội tuyên truyền phát thanh măng non, đội phụ trách sao. Công việc nhiều đòi hỏi phải có sự nỗ lực, cố gắng hết mình của cậu học trò nhỏ.Em Phạm Hải Nam.Gặp Nam ở trường, chúng tôi thật sự ngạc nhiên bởi khả năng ăn nói nhanh nhẹn, hoạt bát, cặp kính cận luôn thường trực trên khuôn mặt khôi ngô và đôi mắt chứa đựng những suy tư của em. Nam nhanh chóng bắt nhịp với chúng tôi. Em cho biết mình rất thích học môn Tiếng Anh và lý do thì thật đơn giản vì em có sở thích đặc biệt với những từ phát âm khó, buộc em phải luyện đọc và phát huy khả năng ngoại ngữ của mình; học tốt để sau này có thể giao tiếp với người nước ngoài một cách dễ dàng. Ngoài ra, môn Hát nhạc cũng là môn học ưa thích của Nam. Với năng khiếu bản thân và sở thích học......
5 năm liền là chiến sỹ thi đua
5 năm liền là chiến sỹ thi đua
LSO-Do nhu cầu cấp bách về tuyến đường đổ thải của Nhà máy điện, tháng 6/2005, kỹ sư Nguyễn Văn Sinh, Trưởng phòng Điều độ sản xuất, Công ty than Na Dương được bổ nhiệm giữ thêm chức vụ chỉ huy trưởng công trình đường bê tông lên bãi thải Nà Đươi có chiều dài gần 2km, do cán bộ, công nhân viên của công ty tự thi công. Trong quá trình thực hiện anh đã có nhiều sáng kiến, đề xuất nhiều biện pháp để nâng cao năng suất, tiết kiệm thời gian, nhân lực, giảm được chi phí đầu tư so với dự toán. Tháng 10/2005, anh tiếp tục được cấp trên tín nhiệm, bổ nhiệm giữ chức vụ Quản đốc phân xưởng Khai thác, làm nhiệm vụ quản lý dây chuyền khai thác khoan, xúc, gạt và các bộ phận phục vụ phụ trợ khác để thực hiện nhiệm vụ bốc xúc đất đá, khai thác than đáp ứng cho nhà máy điện và Công ty xi măng Bỉm Sơn. Xác định được trọng trách quan trọng mà công ty giao, anh luôn cố gắng, nỗ lực hết mình với công việc nên trong quá trình quản......
Cô giáo của trẻ thơ vùng cao
Cô giáo của trẻ thơ vùng cao
LSO-Hết lòng vì trẻ thơ thân yêu - đó là điều dễ nhận thấy ở cô giáo Vũ Thị Minh Ngân. Trải qua 15 năm làm nghề giáo viên thì nửa thời gian bám bản gắn bó với trẻ em ở xã vùng III Bình Trung, huyện Cao Lộc. Tốt nghiệp trung cấp Sư phạm mầm non Trung ương I, Phủ Lý (Hà Nam), cô về dạy ở trường mầm non tư thục Hoàng Lan, thành phố Lạng Sơn. Cô giáo Vũ Thị Minh Ngân.Trong thời gian giảng dạy ở đây, cô luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Nhưng với nguyện vọng được dạy dỗ, chăm sóc trẻ em miền núi, năm 2003 cô đã xin chuyển đến dạy tại trường mầm non xã Bình Trung, Cao Lộc. Cô tâm sự, ngày đầu đến trường mới gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, lớp học ghép chung với trường Tiểu học, ngôn ngữ tiếng việt của trẻ nơi đây hạn chế.…Bằng tình yêu nghề, cô đã không quản ngại khó khăn, leo đồi, lội suối đến từng thôn bản để vận động các em ra lớp. Vượt lên trên những khó khăn, cô luôn phấn......
Giám đốc được mọi người tin cậy
Giám đốc được mọi người tin cậy
LSO-Đó là bác sĩ Lăng Văn Định, Giám đốc Bệnh viện huyện Hữu Lũng. Anh là người dân tộc Nùng, tốt nghiệp Trường Y tế Phú Thọ (khóa 1976 – 1979), về nhận công tác ở Bệnh viện huyện Văn Lãng, ở đây anh đã đem hết khả năng và hiểu biết của mình đã được học ở nhà trường để trở thành một cán bộ y tế có tín nhiệm. Không chịu dừng lại ở tấm bằng y tá trung học, với ý chí vươn lên, năm 1983 anh đã thi đỗ vào Trường Đại học Y Bắc Thái (khóa 1983 – 1990) và sau 6 năm học tập, anh đã tốt nghiệp loại khá. Cũng tại đây, anh đã vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng.Năm 1991 anh được chuyển về Bệnh viện huyện Hữu Lũng làm bác sĩ điều trị tại khoa ngoại và chỉ 1 năm sau được đề bạt làm Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn, rồi Trưởng phòng Y tế dân số gia đình và trẻ em huyện Hữu Lũng và tháng 11 – 2003 được đề bạt Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng. Từ ngày về nhận......
Thanh niên làm giàu từ chăn nuôi gà
Thanh niên làm giàu từ chăn nuôi gà
LSO-Sinh ra và lớn lên ở thôn Voi Xô, xã Hòa Thắng, huyện Hữu Lũng, gia đình Nguyễn Văn Giáp có 3 anh chị em, anh là con trai cả trong nhà, kinh tế còn nhiều khó khăn. Trước gia cảnh như vậy, anh đã suy nghĩ và trăn trở ngày đêm, làm thế nào để cải thiện cuộc sống gia đình. Đến năm 2000 anh quyết định mua gà về nuôi, nhưng vì thiếu kiến thức trong chăn nuôi, trong lứa gà đầu tiên, anh đã thất bại. Không chịu khuất phục trước khó khăn, cộng với sự ham học hỏi kinh nghiệm, được bà con giới thiệu, cuối năm 2000 anh quyết định vào miền Nam làm thuê cho 1 trang trại nuôi gà công nghiệp. Sau 7 năm trời ròng rã, nhận thấy con gà công nghiệp có thời gian sinh trưởng ngắn và thu hồi vốn nhanh, phù hợp với khí hậu quê nhà, với vốn kinh nghiệm tích lũy, nên ý tưởng trở về quê hương lập nghiệp ngày đêm thôi thúc anh.Nghĩ là làm, cuối năm 2006 anh quyết định trở về để gây dựng mô hình chăn nuôi gà đã ấp ủ bao......
Cậu học trò học giỏi
Cậu học trò học giỏi
LSO-Qua lời kể của thầy cô được biết, Lê Phong là học sinh lớp 5A1, Trường tiểu học Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn. Khác với những bạn đồng trang lứa, Phong sinh ra và lớn lên chưa hề biết mặt mẹ và em chỉ biết về mẹ qua lời kể của những người thân. Bố đi làm xa nhà, từ bé em được sự nuôi dưỡng và dạy bảo của ông bà nội. Cũng có lẽ vì thế mà trong em đã hình thành ý thức tự giác và tính độc lập rất cao. Không để ông bà phải nhắc nhở, Phong tự đề ra thời gian biểu học tập và sinh hoạt rất nghiêm túc cho mình, em luôn tự giác trong mọi việc, từ những việc sinh hoạt cá nhân nhỏ cho tới việc học tập, Phong lập ra thời gian biểu học tập phù hợp để có thời gian học và giải trí đúng cách. Và em luôn ý thức được sự vất vả của ông bà, vì vậy, ngoài giờ học trên lớp, Lê Phong còn phụ giúp ông bà những việc trong nhà với phương châm tuổi nhỏ thì làm việc nhỏ. Ông bà......
Người của núi rừng
Người của núi rừng
LSO-Dáng người thấp đậm, rắn chắc, giọng nói oang oang như lệnh vỡ và trên môi luôn thường trực nụ cười, ít ai ngờ người đàn ông ấy đã 66 tuổi. “Có lẽ là do lao động nhiều lại hay ở chốn núi rừng, không khí thanh sạch nên tôi vẫn giữ được sự trẻ trung”, ông Hoàng VănTạt, thôn Nà Han, xã Tân Thanh vừa cười vừa nói khi mở đầu câu chuyện.Chuyện đời, chuyện ngườiTheo dòng câu chuyện, ông Tát vừa rót nước, vừa nhỏ to tâm sự: sinh ra ở vùng biên cương, thôn Nà Han quê ông xung quanh được bao bọc bở đồi núi, mở mắt ra là thấy một màu xanh ngút ngát, tai thấy tiếng chim kêu ríu rít nên từ bé ông đã yêu và gắn bó với núi rừng. Nhưng có một thời, cách đây hơn hai chục năm, khi còn bao cấp, cái đói, cái nghèo, cái khổ luôn bám lấy thôn Nà Han như cái nợ tiền kiếp. Vậy là phải khai phá rừng, núi để trồng cây ngô, cây sắn mong kiếm cái ăn. Vậy mà, cái đói, cái nghèo vẫn tồn tại. Cây cối thì đã bị......