Thứ sáu,  20/09/2024
Người thương binh tiêu biểu trong phát triển kinh tế gia đình
Người thương binh tiêu biểu trong phát triển kinh tế gia đình
LSO-Đó là anh Dương Hữu Chiêm, 58 tuổi, ở thôn Trí Yên, xã Bắc Sơn. Từng là chiến sĩ đặc công trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau nhiều năm trong quân ngũ, anh hoàn thành nhiệm vụ trở về với gia đình. Tại địa phương anh bước ngay vào cuộc chiến mới-Cuộc chiến chống đói nghèo. Là một thương binh hạng 4/4. Với khí phách của người lính, thương binh “tàn nhưng không phế”, nên đã tích cực phát triển kinh tế làm giàu ngay từ mảnh đất quê hương và đã trở thành một điển hình trong phát triển kinh tế của huyện Bắc Sơn. Được sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, năm 18 tuổi, anh Chiêm đã tình nguyện đi bộ đội. Sau thời gian huấn luyện, anh được biên chế vào Đại đội Đặc công thuộc Quân khu 7. Vào những năm tháng khốc liệt của cuộc chiến tranh, không may anh bị thương trong một cuộc chống càn của địch tại chiến trường miền Đông Nam bộ. Đến năm 1977, anh được xuất ngũ trở về với gia đình, tài sản quý giá nhất của người lính......
Gương đảng viên nhiệm vụ nào cũng hoàn thành
Gương đảng viên nhiệm vụ nào cũng hoàn thành
LSO-Anh Dương Công Long, dân tộc Tày, sinh năm 1973 tại xã Long Đống huyện Bắc Sơn. Sau khi tốt nghiệp THPT thì xung phong đi bộ đội; hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, anh tham gia sản xuất và công tác ở địa phương.Cách đây hơn 10 năm anh là Bí thư chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh, là một cán bộ đoàn cơ sở năng nổ, có trách nhiệm cao trước nhiệm vụ được giao nên anh đã được kết nạp vào Đảng từ những năm đầu của thập kỷ 20 thế kỷ trước. Từ năm 2003 đến nay anh được bầu vào Ban chi ủy thôn Tiên Đáo I và sau đó anh được tín nhiệm của chi bộ liên tục được bầu vào Ban chi ủy và giữ chức vụ Bí thư đến nay và đến năm 2008 anh được Đại hội Nông dân xã Long Đống bầu vào BCH và giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã.Là Bí thư chi bộ, bản thân anh luôn luôn gương mẫu đi đầu trong mọi công tác nên tạo được sự đồng thuận cả hệ thống chính trị của thôn và nhân dân......
Người thầy, từ bục giảng đến… nhà bếp
Người thầy, từ bục giảng đến… nhà bếp
LSO-Năm 1988, sau khi tốt nghiệp Khoa Địa lý, trường ĐHSP Hà Nội, Nguyễn Trường Giang được điều về giảng dạy tại Trường Trung cấp Sư phạm (nay là Trường CĐSP Lạng Sơn). Vốn là một học sinh chuyên toán của tỉnh, vừa giảng dạy, vừa nghiên cứu và tham gia bồi dưỡng đào tạo, anh đã hoàn thành chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Địa lý. Sau một thời gian ở trường THPT Đồng Đăng, đến năm học 2006-2007 anh về làm hiệu phó Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh, phụ trách công tác nuôi dưỡng chăm sóc học sinh nội trú, xây dựng CSVC, quản lý dạy nghề phổ thông; trực thông tin mạng, quản trị và đời sống và những công việc khác... kiêm phụ trách tổ Xã hội, tổ Quản trị đời sống.Vừa trực tiếp giảng dạy, vừa làm công tác quản lý và quản sinh… chỉ riêng những “đầu việc” mà anh được phân công cũng đến hàng chục loại. Có những “loại việc” liên quan trực tiếp đến chuyên môn và là “thế mạnh” của anh như công nghệ thông tin, nhưng có những việc “mới nghe đã lạ”; phức tạp và khó......
Nữ sinh đam mê võ thuật
Nữ sinh đam mê võ thuật
LSO-Lần đầu tiên tôi biết đến Nhung là khi em đang độc diễn bài võ Karatedo làm thầy cô và các bạn học sinh cùng trường say mê, sửng sốt. Với những động tác mạnh mẽ, dứt khoát, tôi hết sức ngỡ ngàng. Và tôi còn ngạc nhiên hơn nữa khi nghe người dẫn chương trình giới thiệu: Bạn Nguyễn Thị Hồng Nhung, học sinh lớp 11A, Trường THPT Việt Bắc, là vận động viên cấp I quốc gia, từng đạt nhiều huy chương Vàng (HCV) ở các kỳ thi quốc gia và khu vực.Nguyễn Thị Hồng Nhung, VĐV cấp I quốc gia, HCV trong giải "Cúp các CLB mạnh toàn quốc năm 2009".Sau lần gặp gỡ đầy bất ngờ đó, được sự giới thiệu của nhà trường, tôi tìm đến gặp Nhung. Thời gian này em đang bận rộn với việc học hành và tập luyện chương trình đồng diễn chuẩn bị cho Đại hội TDTT toàn tỉnh lần thứ VI. Gặp Nhung tại CLB Karatedo, thuộc Trung tâm TDTT tỉnh, em niềm nở chào đón, trông em lúc này dịu dàng khác hẳn với hình ảnh một võ sĩ gân guốc mà tôi đã thấy trên sân khấu......
Ba mươi năm gắn bó với nghề
Ba mươi năm gắn bó với nghề
LSO-Tại hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến ngành giáo dục và đào tạo huyện Văn Lãng lần thứ nhất (giai đoạn 2005-2010), một nữ nhà giáo đã có 30 năm gắn bó với nghề và đạt nhiều thành tích trong công tác đó là chị Nguyễn Thanh Mai, Hiệu trưởng Trường THCS Tân Thanh.Với 30 năm trong nghề, công việc mà chị đảm nhận và những thành tích chị đạt được cũng gần tỷ lệ thuận với con số 30 ấy. Từ một giáo viên dạy toán, đến tổng phụ trách đội, Bí thư Đoàn trường, Chủ tịch công đoàn đến hiệu phó phụ trách công tác chuyên môn và hiện tại là hiệu trưởng một trường học ở xã vùng biên, ngoài thành tích giáo viên dạy giỏi, trong các năm học từ 2005-2006 đến năm học 2008-2009, chị liên tiếp đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở. Năm 2007 nhận bằng khen của UBND tỉnh về công tác phổ cập giáo dục THCS. Năm 2009 vinh dự được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2008-2009. Nhận nhiệm vụ......
Nữ công nhân đất mỏ và phong trào "Hai giỏi"
Nữ công nhân đất mỏ và phong trào "Hai giỏi"
LSO-Giỏi việc nước – Đảm việc nhà (GVN-ĐVN) là phong trào thi đua do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam phát động và từ lâu đã trở thành phương châm phấn đấu của chị em nữ công nhân viên chức (CNVC) Công ty than Na Dương, Thị trấn Na Dương, Huyện Lộc Bình.Sinh ra trên đất mỏ, sống gắn bó với tài nguyên của quê hương. Hiện nay, số phụ nữ tham gia lao động tại Công ty Than Na Dương là 181 người. Các chị chủ yếu tập trung ở phân xưởng (PX) Sàng tuyển, làm các công việc nặng nhọc như: cạo xỉ, bốc đá kè đường, xử lý đá to và than to trên phễu cấp than tiêu thụ cho nhà máy nhiệt điện. Tuy công việc vất vả nhưng chị em không ngại khó, sợ khổ, kiên trì hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, với phương châm lao động: “An toàn – Tăng trưởng – Hiệu quả”. Ý thức được tầm quan trọng của tri thức trong sự phát triển của công ty, một số chị em đã chủ động sắp xếp công việc, tham gia các lớp học hệ cao đẳng, đại học......
Gương học sinh điển hình tiên tiến
Gương học sinh điển hình tiên tiến
LSO-Là một trong 72 gương mặt điển hình trong Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến của ngành giáo dục và đào tạo Lạng Sơn, giai đoạn 2006 - 2010, đó là em Nông Tiểu Phương, học sinh lớp 9A7, Trường THCS thị trấn Lộc Bình. Để có được thành tích trên, em luôn thực hiện đúng nội qui trường, lớp. Trên cương vị là lớp trưởng, em đã không ngừng học hỏi để trau dồi vốn kiến thức cho bản thân, em còn luôn cùng ban cán sự giúp đỡ những bạn học sinh tiếp thu chậm để các bạn theo kịp lớp, tạo được sự đoàn kết, luôn giữ vững phẩm chất đạo đức, gương mẫu đi đầu trong các hoạt động của lớp, của trường. Là Ủy viên trong Ban chỉ huy liên đội, em luôn hăng hái tham gia các hoạt động thi đua, chào mừng các ngày lễ lớn do nhà trường và ngành giáo dục phát động và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đồng thời, em cùng với các bạn trong Ban chỉ huy liên đội của nhà trường còn làm tốt công tác tham mưu cho Tổng phụ trách......
Một thương binh làm kinh tế giỏi
Một thương binh làm kinh tế giỏi
LSO-Vào những ngày tháng tư này, chúng tôi có dịp đến công tác tại thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, được các đồng chí lãnh đạo thị trấn Cao Lộc giới thiệu và nói về anh Hồ Hữu Hải, một cựu chiến binh (CCB) gương mẫu làm kinh tế giỏi. Anh quê ở Hoàng Hải, Hoằng Hóa, Thanh Hóa, đi bộ đội năm 1978, sau một thời gian phục vụ trong quân đội đến năm 1997 anh được về nghỉ chế độ và đưa vợ con lên lập nghiệp ở khối 10, thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc.Rời quân ngũ về gia đình trong hoàn cảnh kinh tế hết sức khó khăn, vợ không có việc làm, 2 con còn nhỏ, ruộng đất lại không có, cái đói, cái nghèo cứ đeo đẳng. Song với bản lĩnh và phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ” anh quyết tâm làm kinh tế để đẩy xa cái đói, cái nghèo của gia đình, vươn lên với ý chí tinh thần lao động cần cù, góp sức cùng bà con thôn xóm xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc... Lúc đầu do chưa hiểu biết về khoa học kỹ thuật nên......
Một bác sĩ tận tâm với nghề
Một bác sĩ tận tâm với nghề
LSO-Đó là bác sĩ Ma Thị Thơm, Trưởng khoa bệnh phổi, Phó chủ tịch công đoàn Bệnh viện Lao và bệnh phổi Lạng Sơn. Gần 20 năm gắn bó với nghề, bác sĩ Thơm luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được lãnh đạo và các đồng nghiệp tin tưởng, được bệnh nhân yêu mến.Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, bác sĩ Thơm đã gặp không ít những khó khăn. Trước hết là do khoa phổi của bệnh viện mới được thành lập, lực lượng y bác sĩ còn hạn chế nên bác sĩ Thơm phải kiêm nhiều việc, vừa tham gia vào công tác đoàn và trực tiếp tham gia khám chữa bệnh. Tuy vậy, bác sĩ chưa bao giờ để ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công tác. Đổi lại, trong công việc, bác sĩ Thơm luôn luôn phấn đấu rèn luyện bản thân, tìm tòi học tập và nghiên cứu chuyên môn, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp, tìm ra phương pháp và các thiết bị y tế điều trị bệnh phổi có hiệu quả. Ngoài ra, bác sĩ còn chú ý đến công tác tư vấn cho bệnh nhân......
Một người Dao trồng người và trồng cây giỏi
Một người Dao trồng người và trồng cây giỏi
LSO-Anh Bàn Nho Quý, dân tộc Dao, sinh năm 1966 tại thôn Đồng Tiến, xã Nhất Tiến, huyện Bắc Sơn, Hiệu trưởng Trường tiểu học xã Nhất Tiến, huyện Bắc Sơn, là người thầy tâm huyết, hết lòng vì học sinh thân yêu.Nhất Tiến là xã đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Sơn, trung tâm xã cách thị trấn Bắc Sơn 40 km về phía Tây Nam, giáp với huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên và huyện Hữu Lũng. Do mật độ dân cư thưa thớt, các làng bản cách xa nhau nên việc các cháu đến trường học phải đi xa từ 5-7 km, đối với các lớp đầu cấp tiểu học gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, nhiều năm học trước đây, học sinh vào lớp 1 không đúng độ tuổi và cũng có khá nhiều trường hợp bỏ học với lý do gia đình khó khăn về kinh tế và neo đơn không có người đưa đến trường.Tình hình trên đây là trăn trở của thầy Quý bấy lâu nay. Vấn đề ở đây đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường gia đình và xã hội nên thầy đã nhiều lần......