Thứ sáu,  20/09/2024
Hết lòng vì người lao động
Hết lòng vì người lao động
LSO-Đó là anh Chu Văn Đoàn, sinh năm 1971, hiện là Trưởng phòng Tổ chức Lao động Tiền lương (TCLĐTL), Công ty Than Na Dương- Công ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc- VVMI, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam). Năm 2003, anh bắt đầu nhận công tác tại phòng TCLĐTL. Trong thời gian công tác, anh luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, thường xuyên học hỏi, trau dồi kiến thức thông qua việc tham khảo các tài liệu, sách báo, mạng Internet. Bên cạnh đó, ạnh còn phấn đấu học thêm về chuyên môn và đã tốt nghiệp cao học với tấm bằng thạc sỹ chuyên ngành kinh tế. Năm 2005, anh được cấp trên tin tưởng cử giữ chức vụ Phó trưởng phòng và từ năm 2008 đến nay là Trưởng phòng TCLĐTLTrên cương vị là trưởng phòng, anh đã thường xuyên tham mưu giúp lãnh đạo công ty thống nhất các phương pháp quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ công tác tổ chức đào tạo cán bộ, thi đua khen thưởng, lao động tiền lương và thực hiện các chính sách khác đối với người lao động. Nhận thức được phòng ban......
Triệu phú trên đỉnh Mẫu Sơn
Triệu phú trên đỉnh Mẫu Sơn
LSO-Nhắc đến Triệu Văn Thắng, bà con dân tộc Dao ở xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình đều bày tỏ sự khâm phục bởi nghị lực phi thường trong hành trình vượt khó, làm giàu từ hai bàn tay trắng của anh thanh niên chưa đầy 30 tuổi này.Sinh ra trong gia đình thuần nông nghèo, lại đông anh em, cha mẹ anh làm lụng vất vả nhưng cũng không thấm vào đâu, cái ăn phải chạy lo từng bữa nên cái học cũng chẳng đi tới đâu. Năm 17 tuổi anh đã quyết định hai bàn tay trắng ra sống tự lập, anh chọn một quả đồi riêng cho mình và dựng lấy một túp lều ở tạm. Nghề nghiệp của anh lúc bấy giờ chỉ là làm thuê, làm mướn, từ chăn trâu, cắt cỏ đến gánh mướn, phụ hồ...để có thể tự nuôi sống bản thân mình. Qua những ngày tháng đi làm thuê, anh hiểu ra rằng cái nghề vất vả này không thể làm lâu dài và làm giàu được. Sau nhiều đêm suy nghĩ, anh đã quyết định vay 2 triệu đồng từ ngân hàng. Với số vốn ít ỏi ban đầu anh quyết......
8 năm liền là học sinh giỏi
8 năm liền là học sinh giỏi
LSO-Đó là em Chu Nhật Uyên, sinh năm 1995, học sinh lớp 9A1, Trường THCS thị trấn Lộc Bình. Chúng tôi gặp Uyên khi em đang tất bật chuẩn bị để đạt kết quả cao trong kỳ thi học sinh giỏi môn toán toàn tỉnh. Qua trao đổi với các thầy cô giáo và tâm sự của em, chúng tôi được biết: là chị gái trong một gia đình, bố mẹ chỉ là những lao động phổ thông bình thường nên khá vất vả và bận rộn. Dưới Uyên còn có một em trai, do vậy em luôn cố gắng học thật giỏi không chỉ để làm vui lòng bố mẹ mà còn làm gương và giúp đỡ em trai học tập.Cô giáo chủ nhiệm lớp 9A1 Đinh Thị Hiền cho biết: Uyên là một trong những học sinh học giỏi xuất sắc của trường, luôn lễ phép với thầy cô giáo, hòa nhã, đoàn kết với bạn bè và chấp hành tốt các nội quy do nhà trường đề ra. Với cương vị là lớp trưởng, Uyên luôn gương mẫu từ lời ăn, tiếng nói đến học hành, do vậy em cùng các bạn trong ban cán sự lớp......
Cô Hòa giỏi việc trường, đảm việc nhà
Cô Hòa giỏi việc trường, đảm việc nhà
LSO-Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Văn Quan, chị Hoàng Thị Hòa đã luôn ấp ủ ước mơ trở thành cô giáo. Điều đó đã tạo động lực giúp chị vượt nhiều khó khăn, thử thách để biến ước mơ đó trở thành hiện thực. Năm 1999, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn chị Hòa được phân công công tác ở Trường THCS thị trấn Văn Quan. Năm 2001, chị chuyển công tác về Trường THCS thị trấn Bắc Sơn.9 năm công tác dưới mái trường THCS thị trấn Bắc Sơn, chị Hòa luôn được đồng nghiệp và học sinh (HS) quý mến bởi đức tính hiền hậu, chuyên môn vững. Không như chúng tôi hình dung về một cô giáo dạy Toán - Lý với những công thức và những phép tính khô khan, chị Hòa là một cô giáo trẻ với lối ăn mặc giản dị, giọng nói dịu dàng nhưng sâu lắng, cử chỉ nhẹ nhàng nhưng dứt khoát. Điều này thực sự gây ấn tượng với chúng tôi. Chị vui vẻ kể về học trò của mình: HS cấp II đa số là ngoan ngoãn, chăm chỉ. Các em đang ở......
Gìn giữ nghề dệt truyền thống
Gìn giữ nghề dệt truyền thống
LSO-Năm 1995, dự án phát triển nghề dệt của người Nùng ở xã Hòa Cư, huyện Cao Lộc đã được triển khai thực hiện với sự hỗ trợ của Trung tâm Xúc tiến thương mại Lạng Sơn, Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ phát triển làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam (HRPC).Từ những ngày đầu mới thực hiện dự án đã có trên 100 chị em tham gia, trong đó người có vai trò làm “nhạc trưởng” chính là bà Hứa Thị Miền (xóm Phai Tấm, thôn Co Cam, xã Hòa Cư, huyện Cao Lộc) - một người tâm huyết với nghề dệt truyền thống. Các chị em tham gia nhóm dự án đã được các chuyên gia ở Mỹ sang hướng dẫn về cách dệt, cách xử lý, phối hợp màu sắc, cách tạo hoa văn theo gu thẩm mỹ của người tiêu dùng trên thị trường. Tuy nhiên, do nhiều chị em đi lấy chồng ở nơi khác và do những hoàn cảnh khác nhau nên sau 15 năm triển khai thực hiện, đến nay dự án còn khoảng 30 chị em tiếp tục theo nghề dệt và thêu các sản phẩm truyền thống.Bà Miền......
Cựu thanh niên xung phong làm kinh tế giỏi
Cựu thanh niên xung phong làm kinh tế giỏi
LSO-Đó là chị Ngàn Thị Bích Hồng ở thôn Nà Mè, xã Tri Phương, huyện Tràng Định, một cựu thanh niên xung phong làm kinh tế giỏi, đã được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhì vì đã có thành tích trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Chị tham gia TNXP từ năm 1969 khi chưa tròn 19 tuổi, đến năm 1978 rời quân ngũ trở về địa phương. Trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, cái nghèo, cái đói cứ bám lấy gia đình nhà chị, song chị đã vượt qua mọi khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Giờ đây, kinh tế gia đình chị ổn định với việc chăn nuôi và trồng trọt. Đều đặn mỗi năm xuất 2 lứa lợn, mỗi lần xuất 10 con, con nào cũng từ 100 kg đến 120 kg; 2 lứa gà mỗi lứa xuất trên 100 kg. Hơn thế, gia đình chị còn mở cửa hàng tạp hóa, cửa hàng cung ứng vật tư nông nghiệp và có 3 ô tô để làm dịch vụ vận tải, thu nhập trung bình một năm được hơn 100 triệu đồng. Có được nguồn vốn tích lũy, chị còn......
Anh hùng phá bom
Anh hùng phá bom
LSO-Trong những ngày tháng tư lịch sử này chúng tôi có dịp về với mảnh đất Đồng Đăng và gặp gỡ trò chuyện với Anh hùng lực lượng vũ trang Nông Văn Nghi, nghe ông kể về những năm tháng kháng chiến chống Mỹ oanh liệt, vẻ vang. Người anh hùng phá bom năm nào giờ đã bước sang tuổi 72 nhưng ông vẫn rất minh mẫn. Nghe cách ông kể chuyện toát lên khí thế hào hùng, sục sôi lửa tranh đấu như đưa chúng ta trở về những ngày chiến tranh gian khổ...Ông Nông Văn Nghi sinh năm 1938, dân tộc Tày, quê gốc ở thôn Mạn Đê, xã Nam Trung, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Giữa năm 1945, ông lưu lạc lên Lạng Sơn và được nhận làm con nuôi của một gia đình họ Nông ở xã Đào Viên, huyện Tràng Định. Năm 1953, ông tham gia quân đội, làm cấp dưỡng, chiến sĩ cảnh vệ đóng quân ở địa bàn 54 của tỉnh Lạng Sơn. Bốn năm sau, ghi nhận những cố gắng của ông, tổ chức Đoàn đã kết nạp ông. Năm 1960, ông giữ chức Trung đội trưởng và được kết nạp......
Làm giàu trên mảnh đất quê hương
Làm giàu trên mảnh đất quê hương
LSO-Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo của một xã đặc biệt khó khăn, anh La Văn Mạnh, thôn Khe Mùn, xã Châu Sơn, huyện Đình Lập quyết tâm không chịu khuất phục cái đói, cái nghèo vốn dĩ cứ đeo bám mãi người Dao nơi đây, anh đã tham gia vào các lớp tập huấn về chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi do Đảng uỷ, chính quyền, Đoàn thanh niên tổ chức.Sau khi học tập những kiến thức về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, anh đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng chính sách dành cho người nghèo. Từ ngưồn vốn vay anh đã đầu tư trồng được 8ha chủ yếu là cấy keo, thông và trồng trên 300 cây ăn quả các loại như: vải, hồng, nhãn… Hiện vườn cây ăn quả của gia đình anh cho thu nhập mỗi năm từ 3- 5 triệu đồng. Bên cạnh việc trồng rừng, trồng cây ăn quả, anh còn đầu tư mua máy mở dịch vụ xay xát phục vụ cho nhân dân trong xã, thu lãi từ 7......
Hoa thơm trên bục giảng
Hoa thơm trên bục giảng
LSO-Trên bục giảng cô luôn cố gắng tìm ra những phương pháp dạy học tối ưu và phù hợp nhất để có thể truyền tải nội dung bài học hiệu quả giúp các em học sinh dễ nhớ, khắc sâu được kiến thức. Trong vai trò là chủ tịch công đoàn cô luôn đi đầu trong mọi phong trào, tham mưu cho Ban giám hiệu xây dựng khối đoàn kết nhà trường ngày càng vững mạnh.Tốt nghiệp trường CĐSP Lạng Sơn chuyên môn văn – sử năm 2001 cô giáo Dương Thị Hương Thơm được phân công về giảng dạy tại trường THCS Bằng Khánh huyện Lộc Bình, với bản chất không ngại khó, ham học hỏi cùng với nhiệt huyết yêu nghề cô luôn tâm niệm; mỗi tiết dạy là một công trình nhỏ trong công trình lớn của người “kỹ sư tâm hồn” vì thế trong quá trình dạy học cô không ngừng học hỏi các đồng nghiệp đi trước giàu kinh nghiệm, nhất là việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Tiết dạy của cô giáo Thơm luôn được đồng nghiệp đánh giá cao, các lớp được phân công giảng dạy tỉ lệ học sinh khá, giỏi......
Cô giáo trẻ yêu nghề
Cô giáo trẻ yêu nghề
LSO-“Trẻ, năng động, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết trong việc chăm lo cho các cháu; phương pháp giảng dạy có hiệu quả, xứng đáng là tấm gương để các đồng nghiệp noi theo”. Đó là những lời nhận xét mà cô Hoàng Thị Tới, Hiệu phó Trường Mầm non thị trấn Cao Lộc (TMNTTCL) dành cho cô giáo trẻ Cam Thị Thu Huyền.Lớp học nhỏ ồn ào khi cô Tới dẫn tôi đến, nhưng ngay lập tức trở nên yên lặng khi một giọng nói nhẹ nhàng cất lên “Các con ngồi xuống ngoan nào”. Chủ nhân của giọng nói đó là cô giáo trẻ Cam Thị Thu Huyền.Cô giáo Cam Thị Thu Huyền - Ảnh: NNCô giáo Huyền sinh năm 1980, tại Lộc Bình. Vốn thích trẻ con và có đam mê với ngành sư phạm nên sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông cô đã đăng kí thi và đỗ vào Trường Cao đẳng sư phạm nhà trẻ - mẫu giáo Trung ương I. Tốt nghiệp năm 2001 với tấm bằng loại khá, cô từng làm việc tại nhiều trường khác nhau. Đến năm 2004, cô quay trở lại TMNTTCL công tác và......