Thứ sáu,  20/09/2024
Một Bí thư đoàn nhiệt tình hiến máu nhân đạo
Một Bí thư đoàn nhiệt tình hiến máu nhân đạo
LSO-Được sự giới thiệu của Thành đoàn Lạng Sơn, chúng tôi có buổi gặp gỡ anh Phạm Văn Kiêm, cán bộ Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị Lạng Sơn, người đã nhiều lần tham gia hiến máu cứu người, được Hội Chữ thập đỏ Lạng Sơn tặng giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào hiến máu nhân đạo.Ấn tượng đầu tiên với chúng tôi là một người thanh niên dáng vẻ khỏe mạnh, nói năng hoạt bát, rất có sức thu hút sự chú ý của mọi người. Anh tỏ ra khá cởi mở trong khi trò chuyện với chúng tôi: nhớ lại lần đầu đi hiến máu mình thấy cũng hơi run, nhưng nghĩ dù sao cũng là một cách để kiểm tra sức khỏe và giúp đỡ những người cần máu nên mình đã tự nguyện hiến máu. Qua những lần hiến máu, mình rút ra được một điều: hiến máu một cách khoa học thì không những không có hại cho sức khỏe mà trong một thời gian ngắn cơ thể sẽ sản sinh ra lượng máu mới bù vào lượng máu đã mất. Như vậy, hiến máu......
Cô học trò nhỏ: Giỏi việc trường - Đảm việc Đoàn
Cô học trò nhỏ: Giỏi việc trường - Đảm việc Đoàn
LSO-Trong hội nghị biểu dương thanh niên tiên tiến giai đoạn 2005 – 2010 do Thành đoàn thành phố Lạng Sơn tổ chức, cô học trò có dáng người nhỏ nhắn, đôi mắt sáng ngời, đáng yêu rất tự tin khi đứng trên sân khấu giao lưu với các anh chị đoàn viên. Nhiệt tình trong công tác đoàn lại có nhiều thành tích trong học tập, em đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng những đại biểu tham dự. Đó là em Nguyễn Thị Huyền Trang, học sinh lớp 12C2 trường THPT Việt Bắc.Trang có một thành tích học tập mà nhiều bạn cùng trang lứa phải nể phục: 5 năm cấp I đạt danh hiệu học sinh tiên tiến xuất sắc, 4 năm cấp II là học sinh tiên tiến, cháu ngoan Bác Hồ. Do có thành tích tốt trong học tập và rèn luyên đạo đức nên ngay từ khi học lớp 8, Trang đã được kết nạp và đứng trong hàng ngũ của đoàn. Đó là một vinh dự đối với bản thân Huyền Trang và cũng là động lực để em thêm cố gắng hơn trong học tập. Lên cấp III, thầy mới,......
Nữ dân tộc Dao làm kinh tế giỏi
Nữ dân tộc Dao làm kinh tế giỏi
LSO-Gặp chị Triệu Thị Tươi trong hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến của huyện Bắc Sơn lần thứ Nhất 2010, nghe chị nói tiếng phổ thông rất tốt, nếu không mặc bộ quần áo dân tộc thì không ai biết chị là dân tộc Dao. Triệu Thị Tươi, sinh năm 1965 tại thôn Phúc Tiến, xã Vũ Sơn, huyện Bắc Sơn, là Chi hội trưởng Phụ nữ thôn Phúc Tiến. Là một thôn dưới chân ngọn núi Khau Kiêng cao 1.107m so với mặt biển. Do đặc điểm địa hình nên Phúc Tiến không có ruộng cấy lúa nước, chỉ có đất trồng các cây trồng cạn như ngô, đậu đỗ, khoai, sắn nên đời sống nhân dân gặp không ít khó khăn.Khó khăn như vậy nhưng mọi người dân trong thôn đều quyết tâm chiến thắng nghèo nàn trên quê hương mình. Được ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về vật nuôi, cây trồng, gia đình chị có 3 mẫu đất nương hàng năm trồng giống ngô lai và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất rất cao, đồng thời trên diện tích......
Người đảng viên gương mẫu
Người đảng viên gương mẫu
LSO-Đó là đại úy Ninh Văn Bình, sinh năm 1975, hiện là Bí thư chi bộ, Trạm trưởng Trạm kiểm soát Biên phòng (KSBP) Tân Thanh- Đồn biên phòng 59.Năm 2000, tốt nghiệp Học viện Biên phòng với tấm bằng cử nhân quân sự loại khá, anh được điều động về công tác tại Đồn biên phòng Bảo Lâm. Trong thời gian công tác, anh luôn gương mẫu, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, vì vậy năm 2002, anh được chuyển về làm trợ lý tác chiến, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh. Trong thời gian này, anh vẫn không ngừng tu dưỡng rèn luyện vững vàng bản lĩnh anh bộ đội Cụ Hồ nên năm 2008, anh được cấp trên tín nhiệm điều chuyển về làm Trạm trưởng Trạm KSBP Tân Thanh.Anh Bình cho biết: Trạm KSBP Tân Thanh đứng chân trên địa bàn xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng là địa bàn trọng điểm, phức tạp trên nhiều lĩnh vực. Tình hình hoạt động của các loại tội phạm như: mua bán vận chuyển tiền giả, ma túy, buôn bán phụ nữ trẻ em, hoạt động vượt biên vận chuyển trái phép hàng hóa......
Năng động trong phát triển kinh tế
Năng động trong phát triển kinh tế
LSO-Nói đến Nông Quang Tiến, Làng Mủn, xã Quan Sơn, huyện Chi Lăng, mọi đoàn viên, thanh niên ở đây đều trầm trồ thán phục, anh không chỉ là một Bí thư Đoàn xã nhiệt tình trong công việc, mà còn là một người năng động trong phát triển kinh tế. Đến thăm gia đình, được tận mắt chứng kiến mô hình nuôi lợn nái của Tiến, nhìn thật thích mắt, 10 con lợn nái, hơn 50 con lợn con, con nào cũng hồng hào, khỏe mạnh. Hệ thống chuồng trại được đầu tư khoa học, chuồng được làm từng ô bằng sắt, mỗi ô một con riêng biệt; máng cho ăn, chỗ thải phân, đều thiết kế hợp lý, sạch sẽ, thoáng mát, tiết khiệm diện tích chăn nuôi.Tiến cho biết: Năm 2006 sau khi được đi tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật tại huyện và tỉnh, trong đó có kỹ thuật nuôi lợn nái, hơn nữa thấy nhu cầu lợn giống trên địa bàn xã rất cao, những hộ gia đình đầu tư chăn nuôi, phải ra tận chợ Đồng Mỏ mua lợn giống ở dưới xuôi mang lên. Tiến đã suy nghĩ phải đầu tư......
Một thanh niên dám nghĩ dám làm
Một thanh niên dám nghĩ dám làm
LSO-Những năm gần đây trên địa bàn huyện Bình Gia đã xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên làm kinh tế giỏi, một trong những tấm gương đó là anh Hoàng Kim Thắng, 29 tuổi – Bí thư chi đoàn thôn Thuần Như 1, xã Hoàng Văn Thụ. Với mô hình chăn nuôi lợn, trồng cây ăn quả và sản xuất bún khô đã mang lại cho gia đình anh khoản thu gần trăm triệu đồng/năm.Sau khi tìm hiểu, tham quan, học hỏi ở nhiều nơi, năm 2007 anh Thắng đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng 20 triệu đồng cùng với vốn tự có để đầu tư mua máy làm bún khô. Đến nay, sau 3 năm đi vào hoạt động, cơ sở sản xuất bún khô của anh Thắng đã khẳng định được thương hiệu trên địa bàn huyện. Trung bình mỗi tháng cơ sở anh sản xuất được từ 2,2 đến 2,5 tấn bún khô, trừ hết chi phí còn hơn 4 triệu đồng tiền lãi/1tháng. Không chỉ sản xuất bún khô, người thanh niên trẻ Hoàng Kim Thắng còn chăn nuôi thêm lợn thịt theo hướng công nghiệp. Để chủ động trong chăn nuôi và tránh......
Trưởng công an xã Hải Yến vì nước, vì dân
Trưởng công an xã Hải Yến vì nước, vì dân
LSO-Hải Yến là xã vùng II của huyện Cao Lộc, cách trung tâm huyện 12 km, có trục đường Cao Lộc- Ba Sơn chạy qua địa bàn xã. Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống nhân dân trong xã đã từng bước được cải thiện thì các tệ nạn xã hội như cờ bạc, số đề, nghiện hút ma tuý cũng đã len lỏi vào từng thôn, xóm, cùng với những hành vi như trộm cắp, cố ý gây thương tích, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân.Ngay từ khi được nhận nhiệm vụ làm trưởng công an xã, anh Lý Văn Đại luôn trăn trở, suy nghĩ để tìm ra hướng đi đúng, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn xã. Anh đã tham mưu cho chính quyền xã tổ chức, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tới mọi tầng lớp nhân dân. Trong năm 2009 đã phối kết hợp tổ chức được 12 buổi phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với hơn 750 lượt người tham gia. Tổ chức cho bà con ký cam......
Một thầy giáo tâm huyết với nghề
Một thầy giáo tâm huyết với nghề
LSO-Một thầy giáo tuổi đời còn rất trẻ nhưng đang giữ vị trí quan trọng của trường. Đó là thầy Lý Văn Hơn - Bí thư chi bộ, Phó hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định. Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn, tháng 09/2003 thầy Hơn nhận công tác giảng dạy tại Trường THCS thị trấn Thất Khê. Qua 7 năm công tác, thầy đã để lại những ấn tượng sâu sắc, tốt đẹp trong đồng nghiệp, học sinh.Khi được hỏi về mình, thầy chỉ nhận là mình luôn cố gắng trong công việc để đưa các phong trào của nhà trường được đi lên. Và ai có dịp được đến Trường THCS Thất Khê sẽ biết được thầy luôn là người có mặt ở trường sớm nhất để lo toan các công việc được chu đáo và luôn là người ra về muộn nhất khi tất cả đồng nghiệp và học sinh đã tan trường. Điều đó đã trở thành thói quen trong lịch công việc hàng ngày của thầy.Sinh năm 1981 tại xã Chi Lăng, huyện Tràng Định trong một gia đình gồm 8 anh chị em. Lớn lên......
Một hội viên phụ nữ làm kinh tế giỏi
Một hội viên phụ nữ làm kinh tế giỏi
LSO-Được sự giới thiệu của chị Chủ tịch Hội phụ nữ xã Chi Lăng, chúng tôi đến thăm và tìm hiểu về mô hình phát triển kinh tế trang trại của gia đình chị Dương Thị Huyền, thôn Sê Lán, xã Chi Lăng, huyện Tràng Định. Điều gây ấn tượng nhất khi đến thăm gia đình chị là ngôi nhà kiên cố được thiết kế xây dựng theo xu hướng hiện đại, bên trong với đầy đủ tiện nghi vừa hợp lý vừa gọn gàng. Qua tìm hiểu được biết ngôi nhà này được xây dựng nhờ sự cần cù của hai vợ chồng đã tần tảo sớm hôm mới có được cuộc sống khấm khá như ngày hôm nay.Kể từ khi chị bước chân vào nhà chồng, cuộc sống gia đình chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp nên kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. Thêm vào đó gia đình lại đông anh em, đất nông nghiệp mà cha ông để lại rất ít ỏi, lại phải chia năm xẻ bảy nên cuộc sống rất chật vật. Chính từ sự khó khăn đó đã thôi thúc chị Huyền quyết tâm mạnh dạn đầu tư phát triển......
Một lang y giỏi
Một lang y giỏi
LSO-Về xã Minh Tiến, huyện Hữu Lũng hỏi đến ông Hứa Hùng Cương - một lang y người dân tộc Nùng ai cũng biết vì ông có biệt tài giỏi bốc thuốc Nam và có tấm lòng thương yêu bệnh nhân. Gần 40 năm trong nghề, không ít lần ông đem lại sự sống cho những người bị mắc bệnh hiểm nghèo, kéo họ ra khỏi lưỡi của tử thần.Sinh ra và lớn lên tại thôn Nhị Liên, xã Minh Tiến, Hữu Lũng, ông Cương bắt đầu học nghề từ năm 25 tuổi. Nhận thấy nghề lang y thật cao quý, mặt khác ở địa phương có rất nhiều cây thuốc quý hiếm có thể chữa bệnh cho người dân trong làng xã, ban đầu ông theo các cụ trong làng, xã học nghề kết hợp với việc mày mò nghiên cứu sách vở tự bổ sung kiến thức cho bản thân. Khởi đầu có rất nhiều người hoài nghi về khả năng chữa bệnh của ông nhưng với lòng yêu nghề và tính cẩn thận trong công việc đã giúp ông vượt qua. Giờ ở cái tuổi 56 nhưng ông đã có gần 40 năm trong nghề bốc thuốc......