Thứ năm,  19/09/2024
Gương sáng trong trong phong trào hiến máu tình nguyện
Gương sáng trong trong phong trào hiến máu tình nguyện
Hiện nay, mặc dù tuổi đã cao song hàng ngày bà vẫn nhiệt tình tham gia các phong trào của Hội Chữ thập đỏ, thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn ủng hộ phong trào hiến máu tình nguyện. Đặc biệt bà còn là thành viên trong việc tổ chức và phát triển mô hình nồi cháo tình thương trên địa bàn thành phố. Chị Bùi Bích Thủy, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ thành phố Lạng Sơn cho biết: không chỉ nhiệt tình tham gia các phong trào, bà còn là một cây văn nghệ tích cực, thường xuyên sáng tác các bài thơ tuyên truyền, cổ vũ các hoạt động của hội chữ thập đỏ, phong trào hiến máu. Nhờ đó, ngày càng có nhiều người tham gia hiến máu tình nguyện....
Anh Hinh làm kinh tế giỏi
Anh Hinh làm kinh tế giỏi
Không chỉ làm giàu cho bản thân mà anh còn giúp đỡ bà con về vốn và kĩ thuật để phát triển kinh tế. Đến nay, có nhiều hộ ở thôn Khuổi Tẳng, xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình học theo cách làm của anh đã khấm khá dần....
Gương sáng vì cộng đồng
Gương sáng vì cộng đồng
LSO- Từ năm 2004 đến nay, nhờ công trình nước sinh hoạt tập trung, trên 50 hộ gia đình của xóm Khuất Thượng, thôn Yên Thủy II, xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc đã có hệ thống nước tự chảy về tận nhà. Có được điều kiện như vậy, bên cạnh sự quan tâm từ chính sách của Nhà nước còn phải kể tới sự đoàn kết của người dân trong xóm, nhất là tinh thần vì cộng đồng của anh Vi Cường Đại. Anh Đại kiểm tra sự phát triển của cá trêCông trình nước sạch của xóm Khuất Thượng được dẫn từ khe Co Chanh về, một khe nước tự nhiên song cũng là nguồn ngước tưới chủ yếu cho hơn 2 sào ruộng của gia đình anh Đại. Năm 2004, cả xóm đã họp bàn về ý tưởng xây hệ thống nước tự chảy từ khe đó về. Lúc đó, anh vừa phấn khởi, vừa đắn đo. Phấn khởi vì nếu làm được thì bà con trong xóm và cả gia đình anh sẽ không phải gồng gánh nước vất vả, xa xôi hoặc chờ nước trong lúc hạn nữa. Đắn đo là vì nếu xây công......
Chuyện về một người phụ nữ "sống chung" với HIV
Chuyện về một người phụ nữ "sống chung" với HIV
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, là chị của 2 cô em gái, nhưng khi chị H được 7 tuổi, bố bỏ đi theo một người đàn bà khác một mình mẹ tự xoay xở với 3 đứa con gái nhỏ. Theo thời gian, những gánh nặng gia đình cũng làm người mẹ mệt mỏi, rồi bỏ lại 3 đứa con cho ông bà và đi bước nữa (lúc đó em út chị mới chập chững biết đi). Dù mới lên 7 tuổi nhưng trong suy nghĩ của chị lúc nào cũng phải gương mẫu để chăm sóc cho 2 đứa em. Khi 2 người em khôn lớn cũng là lúc chị quyết định xây dựng gia đình với một người con trai đất Hà thành. Tưởng rằng cuộc sống cứ thế êm đềm hạnh phúc trôi đi để bù đắp tuổi thơ đã quá nhiều cực khổ, nhưng niềm hạnh phúc đó đã không tồn tại bởi khi chị nhập viện sinh đứa con đầu lòng cũng là lúc chị phát hiện mình có kết quả xét nghiệm HIV dương tính. Chị tâm sự: May mắn lớn nhất trong cuộc đời chị là đứa con sinh ra không bị nhiễm HIV từ bố mẹ. Khi con được 2 tuổi thì chồng chị chết vì suy kiệt sức khoẻ, cùng lúc đó những bệnh nhiễm trùng cơ hội bắt đầu tấn công chị nhưng chị vẫn phải gượng sống vì bên cạnh còn có đứa con quá nhỏ mới có 3 tuổi. Cuối năm 2005, Dự án Life Gap được triển khai tại Lạng Sơn, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã hỗ trợ cho chị 30 liều thuốc đầu tiên, cuộc đời- cũng như sức sống của chị được tái sinh lần nữa, chị khoẻ lên trông thấy, những ánh mắt tò mò, thái độ kỳ thị của xã hội đã không còn làm chị quan tâm và dằn vặt như trước. Chị quyết định tham gia sinh hoạt vào CLB Hoa Hồi của những người có cùng cảnh ngộ. Từ khi tham gia CLB, chị có thêm nhiều nguồn động viên, an ủi. Không còn những ngày nằm buồn tủi, than thân trách phận, chị tích cực cùng các bạn trong nhóm đồng đẳng tiếp cận và vận động những người có HIV vào CLB để họ cũng có được niềm tin và sức sống mới như chị. Nhóm đồng đẳng của chị đã đi tiếp cận và vận động được hơn 100 người nhiễm HIV vào sinh hoạt tại CLB trên phạm vi toàn tỉnh. Tổ chức sân chơi chung cho những trẻ em bị nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nhân các ngày lễ, tết trong năm… Nhìn những nụ cười hồn nhiên của các cháu, chị thấy ấm lòng....
Ông Quang làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp
Ông Quang làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp
Từ cặp nhím ban đầu, đến nay ông Quang đã sở hữu đàn nhím với số lượng trên 100 con, trung bình mỗi con nặng từ 20 đến 25 kg. Nhím tăng trưởng cũng rất nhanh, nuôi từ 6 tháng là có thể cho xuất chuồng được. Với giá nhím trên thị trường hiện nay khoảng 200 đến 300 ngàn đồng/kg thì trừ chi phí, ông thu lãi trên 100 triệu đồng/năm. Với nhiều năm kinh nghiệm trong chăn nuôi, ông Quang cho biết, chi phí cho việc chăn nuôi nhím chỉ đắt ở con giống còn phí chăn nuôi không đáng kể. Do nhím là loài gặm nhấm nên chúng thường ăn những thức ăn như ngô, thóc, các loại rau xanh... rất dễ kiếm, có thể tận dụng được những phụ phẩm nông nghiệp trong gia đình. Ngoài ra, chuồng nuôi nhím cũng rất đơn giản, mỗi ô chỉ cần từ 0,5 đến 1 mét vuông đủ cho nhím sinh trưởng và phát triển, chỉ cần chú trọng vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, giữ cho nhím ấm áp vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè. Vừa nuôi nhím, ông vừa tận dụng khu đất trống của gia đình đầu tư nuôi ong, lợn rừng, lợn, gà, vịt kết hợp đào ao thả cá. Bình quân mỗi năm gia đình ông thu nhập hơn 300 triệu đồng. Nhờ đó, cuộc sống gia đình ông ngày càng được cải thiện, nâng cao. Bên cạnh phát triển chăn nuôi, ông đầu tư trồng cây lâm nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, ngoài mô hình kinh tế tổng hợp tại nhà, ông còn sở hữu hơn 3 ha diện tích đồi rừng với 5.000 cây bạch đàn và thông gần chục năm tuổi. Ông Hà Quỳnh Thắng, Chi hội trưởng Chi hội CCB khối Đại Thắng, phường Chi Lăng cho biết: ông Quang là một hội viên CCB gương mẫu, tích cực tham gia các phong trào hoạt động ở địa phương. Khi ông xây dựng thành công mô hình kinh tế tổng hợp cho hiệu quả cao, nhiều anh em trong hội muốn đến học hỏi kinh nghiệm, ông sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi. Ông Vũ Anh Ngọc, Phó Chủ tịch Hội CCB phường Chi Lăng cho biết: mô hình kinh tế của ông Nông Văn Quang là điển hình tiên tiến của Hội CCB phường Chi Lăng. Thời gian tới, Hội sẽ nhân rộng mô hình, đưa các hội viên CCB của phường tới đây học tập kinh nghiệm để giúp đỡ nhau xóa nghèo, nâng cao đời sống cho cán bộ, hội viên và nhân dân....
Tận dụng đất đồi để phát triển mô hình trang trại
Tận dụng đất đồi để phát triển mô hình trang trại
LSO-Đến thăm mô hình trang trại của ông Vy Văn Chàng, chúng tôi thấy cảm phục ý chí và nghị lực vươn lên thoát nghèo của người cựu chiến binh (CCB) này. Khu trang trại của gia đình ông xung quanh được bao bọc nhiều quả đồi cao mà cách đây không lâu, đây vốn là một vùng đất đồi hoang vu, không đường, không điện. Bằng ý chí, lòng dũng cảm, ông Chàng đã quyết tâm bám đất, bám rừng, chinh phục đất đai hoang hóa để có được cơ ngơi chuồng trại, ao cá và những khu đồi xanh mướt như hiện nay. Sinh năm 1959, nhập ngũ năm 1977, sau 5 năm phục vụ trong quân ngũ, ông Chàng trở về địa phương và bắt đầu lập nghiệp chỉ với hai bàn tay trắng, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng với tinh thần, nghị lực của người lính Cụ Hồ không cam chịu đói nghèo, ông đã đi nhiều nơi, tham quan nhiều mô hình, học hỏi kinh nghiệm để tìm hướng phát triển kinh tế gia đình. Tận dụng khu đất đồi với tổng diện tích khoảng 30 sào, năm 2005, ông Chàng quyết......
Ông Pịa đi đầu trong phong trào hiến đất làm đường
Ông Pịa đi đầu trong phong trào hiến đất làm đường
Ghi nhận những nghĩa cử cao đẹp của ông Pịa, tháng 8/2012 vừa qua, ông Lê Văn Pịa đã vinh dự được Bộ Giao thông Vận tải tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển giao thông Việt Nam”; Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải tặng bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong xây dựng giao thông và đảm bảo trật tự an toàn giao thông....
Làm giàu từ cây quế
Làm giàu từ cây quế
Bà Hoàng Thị Minh - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Vạn Thuỷ đánh giá: chị Bàn Thị Thuỷ là hội viên đi lên từ nghèo khó, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ mọi người, là tấm gương phụ nữ làm kinh tế giỏi để các hội viên phụ nữ trong xã học tập và nhân rộng....
Một cán bộ kế toán có nhiều sáng kiến cải tiến trong công việc
Một cán bộ kế toán có nhiều sáng kiến cải tiến trong công việc
Từ những nỗ lực, phấn đấu như vậy, trong suốt quá trình công tác 6 năm qua, chị luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, tham mưu tốt cho lãnh đạo cơ quan trong việc quản l‎ý, chỉ đạo thực hiện công tác về lĩnh vực kế toán, thanh toán, ngân quỹ và quản lý tài chính; chủ động phân công, bố trí nhân lực của phòng phù hợp với năng lực, sở trường để phát huy hiệu quả công việc... “Không chỉ là một cán bộ kế toán năng động, tâm huyết với nghề, có nhiều thành tích trong công việc mà chị còn là một người rất cởi mở, hòa đồng, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và công việc. Chị xứng đáng là người phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Ông Vương Văn Minh, Chủ tịch Công đoàn, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đã nhận xét về chị Nga như vậy....
Gương sáng trong sự nghiệp "trồng người"
Gương sáng trong sự nghiệp "trồng người"
Với những cố gắng, nỗ lực không ngừng trong công tác cũng như trong cuộc sống, năm 2010, cô Quyết được Liên đoàn Lao động tỉnh tặng bằng khen “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Cô là tấm gương sáng để nữ công nhân, viên chức, lao động trong ngành giáo dục học tập noi theo....