Thứ năm,  19/09/2024
Làm giàu từ những búp chè xanh
Làm giàu từ những búp chè xanh
LSO-Chị Hoàng Thị Chiêm sinh năm 1960, quê gốc ở xã Vân Mộng, huyện Văn Quan. Cách đây hơn 20 năm, chị vào huyện Đình Lập làm công nhân tại Nông trường chè Thái Bình (nay là Công ty Cổ phần chè Thái Bình). Gia đình chị là một trong những hộ có diện tích đất chè nhiều nhất trong vùng và đã làm giàu từ những cây chè. Tiếp chuyện chúng tôi, chị Chiêm tâm sự: năm 2007, chị vẫn tiếp tục nhận đất đồi để trồng chè, hiện gia đình chị có tổng diện tích 5.000 m2 đất chè, trong đó: 1.500 m2 đất chè Trung du và 3.500 m2 đất chè giống mới Ngọc Thúy. Trước đây gia đình chị chỉ trồng chè Trung du, hiệu quả kinh tế không cao lắm, năng suất khoảng 12 tấn chè tươi/ha, giá dao động quanh 8.000 đồng/kg, từ ngày Công ty Cổ phần chè Thái Bình đưa giống chè Ngọc Thúy mới về, năng suất cao hơn (15 tấn/ha) nên hiệu quả kinh tế từ cây chè cũng cao hơn nhiều. Nhờ vậy mà đời sống của nhiều gia đình trong đó có gia đình chị ngày một khá......
Làm giàu từ đồi hoang
Làm giàu từ đồi hoang
LSO-Ở thôn Khun Thúng, xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, không ai là không biết gia đình ông Linh Văn Viền. Bởi ông là tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi của thôn. Ông Viền sinh ra và lớn lên ở xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Cuộc sống ở quê ông rất khó khăn do thiếu đất canh tác. Với quyết tâm “đi tìm miền đất hứa”, năm 1989, gia đình ông Viền quyết định lên Chi Lăng sinh sống và lập nghiệp. Những ngày đầu mới lên đây, chưa có nhà, gia đình ông phải dựng lều ở tạm. Khó khăn chồng chất khó khăn, hai vợ chồng ông làm lụng, lam lũ vất vả mấy năm trời cuối cùng cũng chỉ tích góp được ít tiền xây được ngôi nhà tạm. Những năm trở về trước, gia đình ông Viền vẫn sản xuất theo lối truyền thống, chỉ thâm canh cây lúa 2 vụ/năm. Gia đình có 3ha đất đồi nhưng chưa được khai phá nên còn bỏ hoang. Sau một lần đi thăm xã bạn, ông thấy họ làm kinh tế đồi rừng và chăn nuôi đặt hiệu quả kinh tế cao,......
Điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua quyết thắng
Điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua quyết thắng
LSO-Thượng tá Trần Văn Đương, Trưởng Ban dân quân tự vệ (DQTV) - Phòng tham mưu - Bộ CHQS tỉnh sinh ra và lớn lên ở xã Xích Thổ, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Tháng 6/1979, anh lên đường nhập ngũ, sau đó được đào tạo qua Trường sỹ quan chỉ huy kỹ thuật thông tin và Học viện Lục quân. Trải qua nhiều cương vị công tác, năm 2007 anh nhận nhiệm vụ tại Bộ CHQS tỉnh Lạng Sơn.Qua tâm sự, anh cho biết: “Ban DQTV với chức năng, nhiệm vụ giúp việc cho Đảng ủy, thủ trưởng Phòng Tham mưu làm công tác tham mưu cho Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh, cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác quốc phòng địa phương, công tác DQTV và giáo dục quốc phòng - an ninh (GDQP-AN)”. Trên cương vị là trưởng ban, với trách nhiệm của người chỉ huy điều hành công việc, tổ chức thực hiện các mặt công tác theo chức trách, nhiệm vụ được phân công, bản thân anh cùng các cán bộ, nhân viên đã có nhiều cố gắng, đạt được một......
Chị Thức phát triển kinh tế gia đình nhờ chăn nuôi
Chị Thức phát triển kinh tế gia đình nhờ chăn nuôi
LSO-Trong những năm gần đây, trên địa bàn xã Tràng Phái huyện Văn Quan có rất nhiều người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng với các mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Một trong số các mô hình chăn nuôi đem lại thu nhập khá ổn định ở Tràng Phái là mô hình nuôi lợn thịt, lợn nái của gia đình chị Lành Thị Thức, thôn Túng Nọi, xã Tràng Phái. Sau khi lập gia đình ra ở riêng, hai vợ chồng chị đã xác định mình là người xuất thân từ nhà nông nên phải lấy trồng trọt, chăn nuôi làm gốc và chị bắt đầu khởi nghiệp bằng việc chăn nuôi lợn. Tuy nhiên ban đầu, do nguồn vốn của gia đình eo hẹp, thêm vào đó lại không có kỹ thuật, nên chị chỉ chăn nuôi theo phương pháp truyền thống, không mang lại hiệu quả kinh tế. Vì vậy chị quyết định mở rộng chuồng trại, tham khảo kỹ thuật nuôi lợn trên sách, báo và các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như kinh nghiệm chăn nuôi của các......
Cô giáo mầm non yêu nghề mến trẻ
Cô giáo mầm non yêu nghề mến trẻ
LSO-Là cô giáo nuôi dạy trẻ tại một ngôi trường điểm của thành phố Lạng Sơn, cô Trần Thị Thắm, giáo viên Trường Mầm non 19/5 coi đó là niềm tự hào, là động lực để phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Vì vậy, cô luôn hết mình với công việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ, góp phần cùng tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường giữ vững danh hiệu trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Cô giáo Thắm say sưa bài giảng trong giờ lên lớpĐược sự giới thiệu của Ban Giám hiệu nhà trường, chúng tôi đến gặp cô giáo Trần Thị Thắm, một giáo viên mầm non gương mẫu, có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác nuôi dạy trẻ. 35 năm tuổi đời với hơn 10 năm tuổi nghề, cô Thắm luôn yêu thương học sinh như con của mình. Mỗi cháu có một đặc điểm riêng, vì thế cô luôn cố gắng gần gũi để hiểu trẻ muốn gì, thích gì. Từ đó suy nghĩ, tìm phương pháp dạy, giảng giải làm sao cho trẻ dễ hiểu nhất, tiếp thu nhanh nhất. Theo cô Thắm, nếu không yêu......
Chị Học năng động trong phát triển kinh tế
Chị Học năng động trong phát triển kinh tế
Với cách làm phù hợp và hiệu quả, tạo được công ăn việc làm cho các thành viên trong gia đình và lao động nông nhàn tại địa phương, tiên phong đi đầu trong chuyển đổi mô hình kinh tế, chị đã vinh dự được báo cáo điển hình tại Đại hội Hội Nông dân xã nhiệm kỳ 2012 – 2017, và là một trong những hội viên tiêu biểu được chọn cử tham dự và đại diện cho cụm xã Tam Yên báo cáo điển hình tại Đại hội nông dân huyện Hữu Lũng nhiệm kỳ 2012 - 2017 diễn ra vào tháng 11 tới....
Một giảng viên chính trị có tâm với nghề
Một giảng viên chính trị có tâm với nghề
Từ sự nỗ lực vươn lên, nhiều năm liền cô luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp. Đó là những phần thưởng cao quý dành cho một “chiến sĩ” thầm lặng trên mặt trận lý luận chính trị. Bằng phẩm chất đạo đức chính trị, lối sống giản dị và tinh thần trách nhiệm trong công việc, cô Hà Thị Hải Yến luôn nhận được sự kính mến, tin yêu và quí trọng từ phía đồng nghiệp cũng như các thế hệ học viên....
Người không tiếc "tấc vàng"
Người không tiếc "tấc vàng"
Anh Nông Văn Viên - Phó Chủ tịch UBND xã Phú Mỹ nhận xét, xã rất đề cao tinh thần hy sinh lợi ích riêng vì lợi ích tập thể của gia đình anh Lê Văn Phái. Trong hoàn cảnh còn khó khăn nhưng gia đình anh đã không tiếc của cải, vật chất để đem lại lợi ích chung cho cộng đồng. Ở trong thôn, gia đình anh cũng được bà con rất yêu quý vì sống chan hòa, hay giúp đỡ người khác. Từ những thành tích đó, chính quyền xã đã đề nghị cấp trên biểu dương khen thưởng và năm 2011, gia đình anh Phái vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen về nghĩa cử cao đẹp trên....
Người đưa quýt Bắc Sơn về Lân Nứa
Người đưa quýt Bắc Sơn về Lân Nứa
LSO-Cách khu dân cư thôn Nam Lân I, xã Y Tịch, huyện Chi Lăng khoảng 4km có một thung lũng nhiều nứa mọc tự nhiên nên người dân địa phương vẫn quen gọi là Lân Nứa. Nhưng nhiều năm nay, vườn quýt gần 1000 cây của ông Lương Văn Lập (thôn Nam Lân I) đã lấn át rừng nứa nơi đây. Và sẽ không quá nếu giờ gọi đây là Lân Quýt… Ông Lương Văn Lập bên vườn quýt của gia đìnhĐiều đặc biệt, giống quýt ông Lập trồng chính là quýt đặc sản Bắc Sơn nổi tiếng lâu nay. Có thể nói, việc đem giống cây đặc sản của một vùng khác về trồng tại địa phương mình là một quyết định rất táo bạo. Bởi lẽ để trồng được và nhất là có hiệu quả kinh tế thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thổ nhưỡng, khí hậu, thị trường. Tuy nhiên, ông Lập đã không quản ngại xa xôi nhiều lần đến tận huyện Bắc Sơn để tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật chăm sóc giống quýt đặc sản này, từ đó mua về trồng thử. Tín hiệu đáng mừng là sự phát triển......
Nữ cán bộ Kho bạc nhiều lần trả lại tiền thừa cho khách
Nữ cán bộ Kho bạc nhiều lần trả lại tiền thừa cho khách
LSO-Từ năm 2007 đến nay, chị Nguyễn Thị Thu, cán bộ Phòng Giao dịch Kho bạc Nhà nước tỉnh đã trả lại 243 món tiền thừa cho khách hàng với tổng số tiền hơn 130 triệu đồng. Việc làm của chị chỉ xuất phát từ một suy nghĩ giản đơn “Là người cán bộ cần phải thật thà, trung thực”. Chị Thu nhiệt tình hướng dẫn khách kê khai giấy nộp tiềnSinh năm 1966 tại huyện Đông Anh, thành phố Hà nội. Năm 1985, chị Thu hăng hái lên đường nhập ngũ, công tác tại Trường Sỹ quan Công binh, Thị xã Bắc Ninh. Năm 1987 chị chuyển ngành về công tác tại Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn. Sau khi Kho bạc Nhà nước tỉnh được thành lập, chị chuyển về công tác tại phòng Kho quỹ, làm nhiệm vụ của người cán bộ kiểm ngân. Hơn 20 năm công tác trong ngành, chị Thu luôn cố gắng khắc phục những khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hàng ngày, chị phải tiếp nhiều khách hàng đến nộp thuế và các khoản thu khác. Chị luôn đặt mình vào vị trí của khách hàng để nắm bắt......