Thứ năm,  19/09/2024
Chị Khi năng động trong phát triển kinh tế
Chị Khi năng động trong phát triển kinh tế
LSO-Ở tuổi 52 nhưng chị Hoàng Thị Khi, thôn Khòn Hẩu, xã Hòa Bình, huyện Văn Quan luôn cần mẫn với công việc hàng ngày. Chị là tấm gương điển hình của phụ nữ xã Hòa Bình trong phát triển kinh tế gia đình với mô hình chăn nuôi tổng hợp, thu nhập gần 80 triệu đồng mỗi năm.Là chi hội trưởng phụ nữ thôn Khòn Hẩu từ năm 2000 đến 2011, chị Khi luôn gương mẫu để chị em phụ nữ noi theo. Nói về quá trình làm giàu của mình, chị cho biết: Lập gia đình năm 1983, đến năm 1992, vợ chồng chị cùng 2 cậu con trai tách ra ở riêng. Ở nông thôn nhưng chỉ có 3 sào ruộng, bù lại gia đình chị có hơn 1 mẫu vườn. Chị tận dụng diện tích vườn sẵn có trồng ngô, sắn nuôi gà, lợn. Mới đầu chị nuôi vài con gà thấy phát triển tốt, tuy nhiên vì nuôi ít nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Năm 2004 thông qua Hội Phụ nữ xã, chị vay Ngân hàng Chính sách xã hội huyện 3 triệu đồng, mua 30 con gà mái đẻ. Do cách ly......
Người nông dân làm giàu từ nuôi cá
Người nông dân làm giàu từ nuôi cá
Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông Chao còn thường xuyên tuyên truyền, vận động, giúp đỡ về kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi trồng cho những hộ khó khăn để cùng nhau phát triển sản xuất, chăn nuôi. Ông Phan Văn Hằng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hợp Thành cho biết: Mông Sỉ Chao là tấm gương nông dân năng động làm kinh tế giỏi, xứng đáng cho các hội viên học tập. Từ hai bàn tay trắng, ông Chao đã học hỏi kinh nghiệm, xây dựng và phát triển thành công mô hình kinh tế vườn - ao - chuồng - rừng, nâng cao đời sống vật chất của gia đình. Trong nhiều năm liền, ông Chao đều đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, được Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua của Hội Nông dân Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010....
Chị Chuyên tận tụy với công tác hội
Chị Chuyên tận tụy với công tác hội
LSO-Chị Hoàng Thị Chuyên - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn được nhiều hội viên và quần chúng nhân dân nhắc đến về tinh thần gương mẫu, tận tuỵ với công tác hội. Năm 2006, chị Chuyên được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Quỳnh Sơn. Khi mới đảm nhận công tác, chị gặp không ít khó khăn bởi 98% hội viên làm nông nghiệp, đa số có đời sống kinh tế phát triển chậm, tỷ lệ hộ hội viên nghèo còn cao (50/362 hộ). Từ khi nhận nhiệm vụ, với vai trò Chủ tịch hội phụ nữ xã, chị thường xuyên trăn trở về cách điều hành hội, tổ chức các phong trào, hoạt động, tìm cách thoát nghèo cho hội viên. Chị đã tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền và các tổ chức khác tuyên truyền, vận động chị em thực hiện 1 trong 6 nhiệm vụ trọng tâm của hội là “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm tăng thu nhập cho hội viên”. Được sự giúp đỡ tạo điều kiện của cấp trên và các tổ chức của huyện, xã,......
Ông Sơn hiến đất xây nhà văn hóa thôn
Ông Sơn hiến đất xây nhà văn hóa thôn
LSO-Mặc dù gia đình còn nhiều khó khăn, nhưng khi xã có chủ trương xây nhà văn hóa thôn, ông Lăng Văn Sơn, thôn Bắc, xã Yên Phúc, huyện Văn Quan đã hiến hơn 200m2 đất giúp thôn có mặt bằng để xây dựng Nhà văn hóa đúng quy cách, có sân chơi và công trình phụ trợ.Thôn Bắc có 150 hộ gia đình sinh sống không tập trung, mỗi lần có việc hội họp, bà con lại phải đi rất xa trung tâm thôn để họp, vừa khó khăn, vừa bất tiện cho các hộ gia đình. Bà con trong thôn mong ước có một ngôi nhà văn hóa để sinh hoạt, họp thôn phổ biến các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, các văn bản của huyện, xã. Trước thực tế đó, thôn có chủ trương chọn một địa điểm trung tâm để xây dựng nhà văn hóa, nhưng nỗi băn khoăn lớn nhất là chưa có mặt bằng xây dựng. Nhận thấy ý nghĩa của việc có nhà văn hóa, vào cuối năm 2011 ông Sơn đã bàn bạc cùng gia đình hiến hơn 200m2 đất cho thôn. Với mong muốn khi......
Anh Triểu phát triển kinh tế gia đình từ sản xuất gạch bê tông
Anh Triểu phát triển kinh tế gia đình từ sản xuất gạch bê tông
Đánh giá về mô hình phát triển kinh tế của anh Hoàng Văn Triểu, ông Hoàng Văn Hành, Chủ tịch Hội Nông dân xã Gia Lộc cho biết: phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng đã được phát động sâu rộng trong cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn xã Gia Lộc. Qua đó đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân, nhiều tấm gương tiêu biểu, điển hình trong phong trào thi đua phát triển kinh tế, tiêu biểu như là tấm gương anh Hoàng Văn Triểu chủ cơ sở sản xuất gạch bê tông ở thôn Làng Muồng.Việc anh Triểu mở ra cơ sở sản xuất gạch bê tông không những đã tạo việc làm cho lao động nông thôn, mà còn góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, họ xứng đáng được noi gương, để mọi người cùng học tập và noi theo....
Nhiệt tình với công tác xã hội, năng động làm giàu
Nhiệt tình với công tác xã hội, năng động làm giàu
Người dân ở thôn Đông B khâm phục nghị lực của ông, bởi ông là người chịu khó, năng động, biết cách làm giàu. Ngoài thu nhập lớn từ 2 khu rừng hồi (hàng năm gia đình ông thu gần 2 tấn hồi khô trị giá gần 150 triệu đồng), gia đình ông còn trồng ngô, đậu, đỗ, thâm canh hơn 1 mẫu ruộng lúa và chăn nuôi, xuất chuồng 20 con lợn thịt/năm.. Là một CCB khởi nghiệp từ 2 bàn tay trắng, bằng ý chí vươn lên không cam chịu đói nghèo, giờ đây gia đình ông đã có cuộc sống ổn định và là tấm gương sáng để mọi người đáng học tập, noi theo....
Người đảng viên gương mẫu
Người đảng viên gương mẫu
LSO-Sinh năm 1974, khi vừa tròn 18 tuổi, chàng trai trẻ Nông Quang Tám, quê ở xã Nhân Lý, huyện Chi Lăng đã gia nhập lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Trong suốt quá trình công tác, anh luôn nỗ lực học hỏi, không ngừng rèn luyện bản thân, từ chuyên môn nghiệp vụ đến tư cách đạo đức, lối sống. Hiện nay, Trung tá Tám là Phó Đồn trưởng, Trạm trưởng Trạm Kiểm soát Biên phòng cửa khẩu (KSBPCK) Quốc tế Hữu Nghị.Anh Tám cho biết: Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị là khu vực trọng điểm về xuất nhập cảnh (XNC) cũng như giao thương hàng hóa qua nước bạn Trung Quốc. Vì vậy, với vai trò là người đảng viên, Trạm trưởng Trạm KSBPCK Quốc tế Hữu Nghị, anh luôn cố gắng, nỗ lực hết mình trong công tác chuyên môn, tích cực học tập, nâng cao trình độ, giữ vững tư cách, đạo đức, lối sống. Qua đó lãnh đạo, chỉ đạo anh em thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát, làm thủ tục cho người và phương tiện XNC qua lại biên giới, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn.......
Vươn lên từ đôi chân tật nguyền
Vươn lên từ đôi chân tật nguyền
LSO-Khi vừa mới chập chững biết đi thì cũng là lúc đôi chân của chị Phan Thị Hằng bị bại liệt. Mặc dù gia đình đã hết sức chạy chữa nhưng vẫn không thể hồi phục. Thế nhưng chưa bao giờ chị cảm thấy tuyệt vọng hay mặc cảm về bản thân. Theo chị, mỗi người sinh ra đều có số phận riêng, không nên oán trách hay tủi phận làm gì, người ta chỉ hơn nhau ở giá trị của sự cống hiến, của lý tưởng sống cao đẹp. Phương châm sống tích cực đó bao năm nay đã giúp chị vượt qua mọi trở ngại của cuộc sống, vươn lên trên chính đôi chân tật nguyền của mình.Chị Phan Thị Hằng nay 45 tuổi, ở cùng bố, mẹ trong ngôi nhà số 134, đường Trần Hưng Đạo, khối Trần Hưng Đạo, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn. Chân chị bị bại liệt từ khi lên 3 tuổi, sau một cơn sốt kéo dài (sau này đi khám thì được kết luận là bị sốt bại liệt). Từ đó, cuộc sống tật nguyền khiến chị gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, bằng nghị......
Một giám đốc thương binh giàu nghị lực
Một giám đốc thương binh giàu nghị lực
Ông Hồ Tuấn dành thời gian sau giờ làm việc để tra tìm danh sách liệt sĩ. Hồ Tuấn sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống cách mạng tại xã Vĩnh Thịnh, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1975, khi vừa tròn 19 tuổi, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng thanh niên Hồ Tuấn đã viết đơn tình nguyện xung phong đi bộ đội bảo vệ Tổ quốc.Rời quân ngũ với những vết đạn vẫn găm đầy trên người, anh thương binh hạng 2/4 Hồ Tuấn (tỷ lệ thương tật 61%) quyết định gắn bó với mảnh đất Cao Bằng, nơi có người con gái Tày đã chờ đợi anh trong suốt những năm tháng chiến đấu. Năm 1980, anh chuyển về công tác tại Ban quản lý Hợp tác xã mua bán tỉnh Cao Bằng, đến năm 1992 thì nghỉ chế độ theo Quyết định 176. Đó là một giai đoạn khó khăn, khi vợ chồng anh không có công việc ổn định, không ruộng đất, ba đứa con nheo nhóc đang tuổi ăn tuổi lớn... Là trụ cột trong gia đình, anh đã bươn chải đủ nghề từ làm......
Làm giàu từ thú chơi thanh cảnh
Làm giàu từ thú chơi thanh cảnh
LSO-Ở xã Vũ Lễ nói riêng và huyện Bắc Sơn nói chung, nhiều người biết đến ông Nguyễn Văn Quyền, một lão nông, một cựu chiến binh đã gần đến cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng hàng ngày vẫn cặm cụi tỉa cành, tạo thế cho cây. Ông làm việc đó đã bao năm nay với tất cả niềm say mê thú chơi thanh cảnh. Và niềm say mê đó đã đem đến cho ông và gia đình một cuộc sống khá giả với hàng trăm cây xanh trị giá hàng tỷ đồng thường trực trong vườn nhà.Sinh năm 1946, năm 23 tuổi, ông Quyền lên đường nhập ngũ, tham gia chiến đấu tại Sư đoàn 571, Quân khu Trị Thiên. Sau 9 năm quân ngũ, ông chuyển ngành về Lâm trường Bắc Sơn. Năm 1981, được Nhà nước phân hơn 4 sào đất, ông vừa công tác vừa trồng rừng và các loại cây ăn quả để có thêm thu nhập. Trong quá trình trồng rừng, ông rất thích thú với các loại cây cảnh và bắt đầu lấy cây ở rừng về trồng. Năm 1991, nghỉ hưu, ông dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu về cách trồng......